26/04/2016 18:18 GMT+7

Kinh Phật cách nay 2.000 năm được triển lãm tại Việt Nam

VĂN DINH
VĂN DINH

TTO - Du khách và Phật tử gần xa được tận mắt chứng kiến bản kinh cổ viết tay trên lá bối còn gần như nguyên nét mực, dù đã có từ 2.000 năm trước.

Kinh Phật được bọc trong lồng kính cẩn thận - Ảnh: Văn Dinh

Sáng 26-4, Triển lãm Tam tạng kinh Phật khắc trên lá bối khai mạc tại chùa Huyền Không (phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn du khách và Phật tử đã đổ về chùa Huyền Không để được tận mắt chiêm ngưỡng bộ thủ bản kinh Phật cổ xưa có niên đại từ 2.000 năm trước.

Ngoài đại diện Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các chư tăng trên cả nước, còn có nhiều vị khách quốc tế đến tham dự triển lãm.

Đó là ngài trưởng lão Phra Brahmsiddhi - Ủy viên Hội đồng Tăng già tối cao Giáo hội Phật giáo Thái Lan; Ngài trưởng lão Phra Thepbodhivides - trưởng ban Hoằng pháp hải ngoại khu vực Ấn Độ -Nepal cùng những chư tăng, Phật tử và đông đảo phóng viên đến từ Thái Lan, Lào…

Đây là một bảo vật vô giá, một chứng liệu hùng hồn về lời dạy của đức Phật và một giai đoạn huy hoàng của Phật giáo 2.000 năm trước

Thượng tọa Pháp Tông 

Bản kinh Phật có những tờ (lá) là các đoạn trong Tạng kinh, Tạng vi diệu pháp, Tạng luật và các bản kinh của Mahayana, tất cả được bọc bởi một lồng kính nhỏ. Đây là những cổ vật được khai quật, có niên đại cách đây khoảng hơn 2000 năm.

Những thủ bản triển lãm là một phần trong bộ sưu tập Schoyen (tên nhà sưu tập, học giả người Na Uy) được lưu giữ, bảo quản nghiêm ngặt trong một bảo tàng quốc gia ở Na Uy và được Giáo hội Phật giáo Thái Lan đề bạt chính phủ Na Uy cho mượn để triển lãm ở Thái Lan, các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ.

Hòa thượng Thích Thiện Tâm - phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: ‘‘Nhiều người chắc hẳn chưa quên hai tượng Phật cổ, lớn nhất thế giới đã bị chính quyền Taliban đánh sập ngay năm đầu tiên của thế kỷ 21.

Vụ việc đã để lại bao sự bàng hoàng, xót xa và phẫn nộ cho cả thế giới. Cũng chính gần vùng đất có hai tượng Phật bị đánh sập ấy, người ta tìm thấy được những bản kinh cổ viết trên lá bối. Kinh được khai quật trong chuỗi hang động nằm giữa biên giới Pakistan và Afghanistan, về sau cổ vật ấy thuộc bộ sưu tập Schoyen lưu giữ tại Na Uy.’’.

Đoàn thiếu nhi Phật tử dâng hoa - Ảnh: Văn Dinh
Đại diện Giáo hội Phật giáo Thái Lan tặng quà cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Ảnh: Văn Dinh

Trước đó, khi tham dự hội nghị về Hòa bình thế giới tổ chức tại Học viện Phật giáo quốc tế Sitagu, Sagaing, Myanmar vào tháng 1-2016, Thượng tọa Pháp tông (trụ trì chùa Huyền Không) đã được chiêm bái cổ vật này. Nhận ra tầm quan trọng của cổ vật, thượng tọa liên hệ, trao đổi ý kiến với ông Siam Saenkhat - viên chức của chính phủ Na Uy  để mượn về tổ chức triển lãm tại Việt Nam.

Thượng tọa Pháp Tông chia sẻ: ‘‘Thật vui khi bản kinh Phật nằm trong hệ thống di sản văn hóa nhân loại của UNESCO được đem về cố đô Huế, là vùng đất có truyền thống về Phật giáo. Chúng ta đã từng nghe về những cuốn sách cổ được tìm thấy, nhưng xa xưa lắm cũng chỉ nghìn năm nhưng đây là bản kinh Phật có niên đại những 2.000 năm. Đây là một bảo vật vô giá; một chứng liệu hùng hồn về lời dạy của đức Phật và một giai đoạn huy hoàng của Phật giáo 2.000 năm trước”.

Cuộc triển lãm nhằm chào mừng Festival Huế 2016, sẽ diễn ra đến hết ngày 27-4.

VĂN DINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar