28/06/2014 14:44 GMT+7

Kinh ngạc xem trực tiếp "cuộc chiến mạng" giữa các nước

THANH TRỰC
THANH TRỰC

TTO - Xem lượng tấn công mạng trong thời gian thực giữa các quốc gia trên bản đồ số nhờ hệ thống máy chủ "mật ngọt hút ruồi" của Norse. Nguồn gốc tấn công mạng từ Trung Quốc dẫn đầu danh sách.

Bản đồ ghi nhận trong thời gian thực, hiển thị ngay lập tức luồng tấn công khi nó bắt đầu, nơi xuất phát và mục tiêu tấn công. Ai đang hack, ai đang tấn công đều có trên bản đồ của Norse - Ảnh: ExtremeTech

Tin tức về các vụ tấn công, thâm nhập mạng, gián điệp mạng từ tin tặc hay các tổ chức được cho là hậu thuẫn bởi chính phủ hai bên tràn ngập trên mặt báo suốt thời gian qua.

Những nguy cơ được cảnh báo mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông nhưng qua mô tả khó lòng hình dung được mức độ và cường độ.

Công ty an ninh mạng Norse dựa trên những ghi nhận, phân tích những "chuyển động" mạng trên toàn cầu để tạo ra một bản đồ biểu thị các cuộc tấn công mạng trên khắp thế giới trong thời gian thực.

Để tạo ra bản đồ này, Norse tạo ra các mạng máy chủ "mồi" hút các cuộc tấn công mạng. Norse gọi tên mạng này là "honeynet" ("mật ong hút ruồi").

Lượng tấn công mạng nhắm vào Hoa Kỳ - Nguồn: Norse

Xem thống kê trên bản đồ, cổng mạng 445 (Microsoft-DS) được dùng để chia sẻ tập tin trong Windows vẫn là mục tiêu hàng đầu.

Bên cạnh đó, cổng mạng 53 (DNS), 22 (SSH) và 80 (HTTP) cũng là mục tiêu phổ biến. Hoạt động của hai chương trình mở "cửa sau" (backdoor) trong hệ thống mục tiêu rất phổ biến mang tên CrazzyNet và Black Ice được giới tội phạm mạng và "script kiddies" (*) sử dụng đều bị chỉ điểm.

(*): người không am tường kỹ thuật hack, thường chỉ biết dùng công cụ có sẵn để tấn công

Giới phân tích an ninh mạng cho biết kẻ tấn công thường dùng các mạng "máy tính ma" (botnet) hay các máy chủ hack được ở những nơi khác để tấn công vào hệ thống mục tiêu.

Bên cạnh đó, đây là mạng "chim mồi" (honeypot) của Norse nên khó lòng biết được hết những mục tiêu thật sự đang bị đe dọa là Nhà Trắng, các trường đại học Mỹ, những công ty ở thung lũng Silicon hay các tổ chức khác.

Một vài con số ấn tượng khác được Chính phủ Mỹ công bố như Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là mục tiêu của 10 triệu cuộc tấn công mạng mỗi ngày, cùng mức với Cơ quan Quản lý an ninh hạt nhân quốc gia trong năm 2012. Tính riêng bang Utah (Mỹ) cho biết đón nhận đến gần 20 triệu cuộc tấn công mỗi ngày trong năm 2013.

Theo Reuters, sau vụ việc Mỹ phát lệnh liên quan đến các cuộc tấn công, thâm nhập vào mạng máy tính các doanh nghiệp Mỹ, đánh cắp bí mật kinh doanh, Bắc Kinh cùng giới truyền thông trong nước liên tục đáp trả, tố cáo ngược Chính phủ Mỹ.

Các công ty Mỹ như Google, Apple, Cisco Systems, Yahoo!, Microsoft và Facebook tại Trung Quốc bị "vạ lây" vì giới truyền thông nước này cáo buộc "gián điệp và đánh cắp bí mật", liên kết với những bằng chứng về hoạt động gián điệp mạng của NSA được Edward Snowden công bố.

* Xem: | |

Mối liên kết hợp tác giữa các đơn vị chống tội phạm mạng, rửa tiền, ấu dâm và mua bán chất kích thích trực tuyến giữa hai quốc gia đã hoàn toàn ngừng lại.

Một quan chức Mỹ trả lời Reuters cho biết tuy không thể bắt giữ các đối tượng bị truy tố, nhưng các nhà quan sát Hoa Kỳ đã nhìn thấy những động thái tích cực từ lệnh truy tố nhằm ngăn chặn các hành vi đánh cắp bí mật thương mại.

THANH TRỰC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar