19/04/2016 10:55 GMT+7

Kinh doanh 
khoa học công nghệ

NGUYỄN LÂN HÙNG (tổng thư ký Hội các ngành sinh học VN)
NGUYỄN LÂN HÙNG (tổng thư ký Hội các ngành sinh học VN)

TTO - Một đề tài khoa học có thể được đưa ra mức khoán. Ví dụ, ai tạo ra giống bưởi không hạt sẽ được trả 1 tỉ đồng; ai làm giá thành một bóng đèn LED giảm một nửa sẽ được trả 3-5 tỉ đồng.

Việc Sở Khoa học & công nghệ (KH&CN) TP.HCM thông báo chào mời doanh nghiệp, trường, viện, trung tâm nghiên cứu, tổ chức KH&CN đưa ra ý tưởng để lựa chọn tham gia chương trình xây dựng mục tiêu mang thương hiệu TP.HCM là một đề xuất đáng chú ý.

Từng tham gia giảng dạy hơn 40 năm ở trường đại học và làm thư ký cho nhiều chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và cấp bộ, tôi thấy cách lựa chọn các đề tài ứng dụng xưa nay chủ yếu từ phía viện, trường, chứ không từ đề xuất của cơ sở sản xuất.

Nhiều đề tài chỉ kết thúc ở khâu nghiên cứu cơ bản hoặc các thử nghiệm nhỏ lẻ mà không được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đại trà. Trong khi đó, các hội đồng nghiệm thu thì nhẹ tay và nặng tính thông cảm để cho qua. Do đó hiệu quả rất thấp tuy tiền chi ra khá lớn.

Trong quá khứ, ông Chu Tuấn Nhạ khi làm bộ trưởng Bộ KH&CN và môi trường (nay là Bộ KH&CN) từng cho rằng chỉ 30% đề tài khoa học được ứng dụng, còn lại 70% không ứng dụng được, phải xếp xó. Năm vừa qua, tôi được đọc đề án của Đại học Quốc gia Hà Nội giúp Tây Bắc.

Trong hơn 50 đề tài, tôi thấy có lẽ chỉ 2-3 đề tài có thể giúp nâng cao đời sống đồng bào Tây Bắc, còn lại đa số là nghiên cứu cơ bản, chỉ để tạo điều kiện cho sinh viên, nghiên cứu sinh thực hiện nên hiệu quả rất thấp.

Gần đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định phải lấy nguyên tắc thị trường làm mệnh lệnh của sản xuất.

Do đó nghiên cứu khoa học phải dựa vào thị trường và thực tiễn sản xuất để định hướng. Thậm chí phải chuyển dần sang cơ chế kinh doanh KH&CN.

Để có một đề tài khoa học hiệu quả, thứ nhất, phải chọn hướng đi, phải tìm ra được cái mới có triển vọng, có tiềm năng phù hợp với VN, thích ứng với hội nhập.

Thứ hai, đề tài đó bắt buộc phải đạt hiệu quả kinh tế cao. Thứ ba, đề tài phải phù hợp với trình độ khoa học và nguồn vốn của chúng ta, khuyến khích được người lao động tham gia.

Thứ tư, đề tài đó phải kêu gọi được các doanh nghiệp tham gia. Đây là điểm đặc biệt quan trọng vì nếu không có doanh nghiệp tham gia thì 90% thất bại.

Cuối cùng, phải thực hiện theo cơ chế khoán, lấy hiệu quả làm thước đo, lấy ý kiến của doanh nghiệp và người sản xuất để đánh giá, chứ không phải qua các hội đồng quan liêu như hiện nay.

Một đề tài khoa học có thể do Nhà nước hoặc doanh nghiệp đưa ra mức khoán, hoặc Nhà nước cùng doanh nghiệp tham gia khoán. Và phải khoán theo đúng nghĩa.

Ví dụ, ai tạo ra giống bưởi không hạt sẽ được trả 1 tỉ đồng; ai làm giá thành một bóng đèn LED giảm một nửa sẽ được trả 3-5 tỉ đồng. Tức phải hết sức cụ thể.

Để làm được việc này phải hạn chế tối đa những thủ tục hành chính mà lâu nay các nhà khoa học rất e ngại. Phải mở rộng diện đấu thầu và tốt nhất nên có chợ công nghệ. Đây là hoạt động mà các doanh nghiệp từng làm.

Họ đã đến với các nhà khoa học. Đây là hướng công khai, mở rộng để loại bỏ được những ý tưởng dỏm. Đây là hướng đi bắt buộc trong thời kỳ đổi mới mà chúng ta phải thực hiện.

Đây cũng là bước ngoặt đối với các trường đại học, viện nghiên cứu mà lâu nay họ thường thực hiện đề tài theo chỉ tiêu, theo phân bổ mà không chú trọng nhiều tới hiệu quả. Đây cũng là cách để chúng ta hội nhập với thế giới.

NGUYỄN LÂN HÙNG (tổng thư ký Hội các ngành sinh học VN)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) từng có công văn cấm dùng chai nước sử dụng một lần, thay thế vào đó là chai thủy tinh đựng nước đun sôi để nguội.

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar