08/01/2017 14:52 GMT+7

Kim Cương, Thành Lộc, Hữu Châu, Quế Trân kể chuyện Tết Sài Gòn

QUANG THI - Ảnh: DUYÊN PHAN
QUANG THI - Ảnh: DUYÊN PHAN

TTO - Sáng 8-1, chương trình giao lưu Tứ đại gia sân khấu với các nghệ sĩ Kim Cương, Thành Lộc, Hữu Châu và Quế Trân đã khiến Đường sách Nguyễn Văn Bình (TP.HCM) đông đúc và hứng khởi hơn mọi khi.

Tứ đại gia Sân khấu đã có buổi giao lưu thân mật sáng 8-1 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Đây là chương trình giao lưu nằm trong chuỗi hoạt động tìm về ký ức Sài Gòn xưa do công ty văn hóa Phương Nam tổ chức. Rất nhiều khán giả trong đó có nhiều người nổi tiếng đã chờ đợi nghệ sĩ Kim Cương, Thành Lộc, Hữu Châu, Quế Trân từ sớm.

Đáp lại, các nghệ sĩ cũng mang đến cho các khán giả đường sách Nguyễn Văn Bình những câu chuyện nghệ thuật duyên dáng, hào hứng và đầy hứng khởi.

Chia sẻ kỷ niệm Sài Gòn xưa, nghệ sĩ Kim Cương hồi tưởng nhà thờ cha Tam ở Chợ Lớn, nơi bà được dạy dỗ bởi khuôn phép của các sơ trong hơn 10 năm. Hồi ức của nghệ sĩ Kim Cương còn là rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân), nơi bà và đại gia đình đoàn kịch Kim Cương từng trải qua bao mùa diễn tết trong quá khứ.

Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương chia sẻ những câu chuyện thú vị về nghề - Ảnh: DUYÊN PHAN

“Đã rất lâu mùa tết tôi không đi thăm ai, mà cũng không ai đi thăm tôi, vì những ngày tết chúng tôi chỉ biết… diễn trên sân khấu!” nghệ sĩ Kim Cương tâm sự. Bà nói tết của người nghệ sĩ vui mà cực, một ngày diễn ba suất, cơm nước phục vụ luôn tận rạp chứ không có thời gian ra ngoài.

Mỗi ngày, nghệ sĩ diễn ba suất sáng, chiều, tối. Diễn xong để luôn mặt diễn xuất sau chứ không có thời gian tẩy trang. “Bù lại, ngày tết nghệ sĩ cũng có cái vui là một ngày lãnh tiền ba cữ!”, chia sẻ này của nghệ sĩ Kim Cương khiến khán giả ồ lên cười vui vẻ.

Tết Sài Gòn của nghệ sĩ Quế Trân là những kỷ niệm với đình Cầu Quan (nay là đình Thái Hưng), nơi Quế Trân và cha là nghệ sĩ Thanh Tòng cùng đại gia đình gánh hát Minh Tơ trải qua nhiều kỷ niệm nơi đây.

NSƯT trẻ Quế Trân nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nghệ sĩ Hữu Châu thì nhớ tết cũ Sài Gòn có những chiếc xe chở đầu lân, mặt nạ ông địa gõ trống cắc tùng mà ngày còn bé anh thường chạy theo. Những chiếc xe đó nay đã là một ký ức không còn nữa.

Còn với nghệ sĩ Thành Lộc, tết Sài Gòn là những ngày còn nhỏ, ba anh - nghệ sĩ Thành Tôn chạy vespa chở 3 - 4 đứa trẻ ra bến Bạch Đằng xem tivi công cộng. Thành Lộc nhớ lại những ngày đó ấn tượng của anh là Sài Gòn có những tivi công cộng lớn, phục vụ cho những người dân nghèo nhà không có tivi.

Bây giờ vừa là nghệ sĩ, vừa quản lý chuyên môn cho sân khấu kịch IDECAF, Thành Lộc cho biết những ngày giáp tết các nghệ sĩ đều hối hả tập kịch. Thường thì đến ngày 23 âm phải hoàn thành các vở kịch tết, chậm nhất là ngày 25 âm. Sau đó các nghệ sĩ còn giành thời gian cho gia đình, làm bổn phận dâu rể những ngày giáp tết.

Thời tiết Sài Gòn sáng cuối tuần khá nóng nhưng rất đồng người hâm mộ đã nán lại rất lâu để nghe tâm sự của Tứ đại gia Sân khấu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Câu chuyện các nghệ sĩ còn xoay quanh các chủ đề về truyền thống truyền nghề trong gia đình, kinh nghiệm đọc sách… Khi những ký ức về Sài Gòn xưa đã vơi vơi, nhắc đến Sài Gòn hôm nay, không hẹn mà gặp các nghệ sĩ cùng có chung nỗi bức xúc với… gameshow thực tế.

Nghệ sĩ Kim Cương bày tỏ rằng một tiết mục tấu hài dở trên sân khấu cũng hơn trăm người coi. Nhưng nếu nó được phát trên truyền hình có triệu người coi, nên tác hại vô cùng. Nghệ sĩ Hữu Châu phản ứng rằng anh đang giảng dạy các khóa diễn viên, nhưng học trò có đi thì gameshow thì trốn đi chứ anh không cho đi.

Hữu Châu cho biết: “Nhiều chương trình gameshow về diễn xuất tôi thấy như đang… giỡn mặt chứ không phải diễn xuất. Vì thế, tôi từ chối rất nhiều lời mời ngồi ghế nóng ban giám khảo. Bởi vì nếu tôi nhận lời, có những tiết mục tôi thấy không thấy hay mà vì thỏa thuận với nhà tổ chức tôi phải khen hay thì làm sao tôi dạy học trò được nữa!”.

NSƯT Thành Lộc chia sẻ nhiều trăn trở về nghề - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thành Lộc cũng chia sẻ: “Có những tiết mục tôi thấy không hay, nhưng ban giám khảo lại nói hay. Tôi không thấy nổi gai ốc, nhưng ban giám khảo lại nói “tiết mục của em làm tôi nổi gai ốc!”…

Thành ra, tôi thấy nổi gai ốc với chính lời nhận xét của ban giám khảo chứ không phải vì tiết mục của thí sinh! Lạ là những thí sinh đoạt giải quán quân cuộc thi năm nay, qua năm sau, chỉ đổi một tờ lịch là được ngồi lên luôn cái ghế giám khảo đó, lại lặp lại những điệu bộ và lời khen đó…!” Thành Lộc kêu gọi công chúng khán giả hãy đồng hành với nghệ thuật từ tế.

Nghệ sĩ Kim Cương cũng đặt ra vấn đề quản lý văn hóa với “nạn” gameshow tràn lan và thiếu kiểm soát như vậy. Những ý kiến này của nghệ sĩ Kim Cương và nghệ sĩ Thành Lộc nhận được những tràng tán thưởng nhiệt liệt và sôi nổi nhất từ hàng ghế khán giả.

QUANG THI - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar