07/06/2022 09:54 GMT+7

Kiều bào tiết kiệm mùa lạm phát

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Nhiều người Việt đang sinh sống ở các nước phương Tây chia sẻ với Tuổi Trẻ họ đã và đang tiết kiệm chi tiêu mấy tháng qua. Khoản tiền có thể tiết kiệm hằng tháng của họ đang giảm, thậm chí không còn dư do bão giá.

Kiều bào tiết kiệm mùa lạm phát - Ảnh 1.

Giá cả tăng nhưng hàng hóa không thiếu. Trong ảnh là chợ Carrefour ở Trung tâm thương mại Jaux, xã Jaux, tỉnh Oise trong vùng Hauts-de-France ở Pháp - Ảnh: T.D

Xác định lạm phát sẽ lâu dài, một số gia đình đã điều chỉnh chi tiêu như hạn chế đi du lịch, đi lại, mua sắm theo danh sách những hàng hóa cần thiết và tăng cường ăn cơm nhà.

Lạm phát tăng

Hà Lan là một trong các quốc gia châu Âu có mức lạm phát cao nhất hiện nay là 10,2% vào tháng 5-2022. 

Trịnh Tuyết Linh, sống ở thành phố Helmond, cách thủ đô Amsterdam của Hà Lan khoảng 122km, cho biết giá khí đốt và xăng tăng nên chi phí này ẩn trong mọi chi phí sinh hoạt khác. Trước đây ở Hà Lan xăng 1,6 euro/lít, giờ 2,4 euro/lít. 1kg thịt băm hồi tháng 8-2021 là 5,5 euro, bây giờ 8,5 euro, tăng hơn 50%.

Vợ chồng Linh dự định mùa đông tới gia đình sẽ bớt dùng khí đốt để sưởi ấm mà chuyển sang dùng củi. Ngay từ bây giờ họ đã chuẩn bị mua củi để dự trữ cho mùa đông. Do lạm phát, ý định sửa nhà tắm đã hoãn lại vô thời hạn vì giá cả dịch vụ xây dựng hiện tăng rất cao.

Theo Linh, gia đình có hai người đi làm sẽ ổn hơn. Linh chuyên tổ chức tour du lịch cho người Việt Nam ở châu Âu. Trước dịch, với thu nhập của chị, hai vợ chồng có dư tầm 1.000 euro/tháng. Một năm dư khoảng 12.000 - 15.000 euro, đủ tiền để cả nhà về Việt Nam, thậm chí cả gia đình có thể đi một chuyến du lịch trong châu Âu hoặc mua sắm một món hàng lớn.

Tuy nhiên từ khi xuất hiện dịch COVID-19 và nổ ra chiến tranh Nga - Ukraine, Linh không nhận được tour nào. Chị kể gần đây chồng đã ra "tối hậu thư" là chị cũng phải đi làm vì chồng chị lo lắng thu nhập hiện tại (khoảng 3.000 euro sau thuế) của mình không đủ chi phí gia đình. Tuy nhiên Linh đang chần chừ vì con còn nhỏ.

Theo Đài DW, lạm phát ở Đức trong tháng 5-2022 là 7,9%. Chị Hương Lê, sống tại Berlin, cho biết hầu hết các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đều tăng giá. Tăng cao nhất là xăng dầu 30-40%, điện, khí đốt 20%. Mặt hàng phục vụ tiêu dùng gia đình như sữa, trứng, thịt, bột mì... tăng tầm 20-30% tùy loại.

Đây là mức cao kỷ lục kể từ khi nước Đức thống nhất. Trong tháng 3-2022 chuỗi cung ứng dầu ăn từ hạt hướng dương và hạt cải bị khan hiếm, giá tăng gấp 2 lần, từ 1,99 euro/lít lên 3,99 euro/lít. Hàng dịch vụ ăn uống đã tăng 20-40%.

Chị Hương cho biết nhìn chung chi phí sinh hoạt cơ bản ở Đức khá rẻ (trừ chi phí thuê nhà). Gia đình có một nguồn thu nhập sẽ khó khăn hơn chút nhưng thường sẽ nhận được 65-67% tiền trợ cấp thất nghiệp của chính phủ. 

Bên cạnh đó nhà chị Hương có hai em bé và được nhận thêm mỗi bé 200 euro từ đợt đầu dịch COVID-19 đến nay. Ngoài ra các bé được nhận tiền Kindergeld từ lúc sinh ra đến năm 18 tuổi, mỗi tháng 219 euro, trả vào tài khoản của bố/mẹ.

Hương cho biết gia đình chị tiết kiệm tầm 10% chi tiêu không cần thiết, chủ yếu là khoản du lịch hoặc ăn uống bên ngoài. Do đó nhà chị Hương Lê không quá bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Hạn chế du lịch, đi lại

Chị Tạ Mỹ Ngân, sống tại bang Oregon (Mỹ), tâm sự rằng từ khoảng hai tháng nay gia đình chị bắt đầu kiểm soát chặt chi tiêu và đi chợ theo danh sách các món cần thiết đã soạn sẵn từ nhà. "Việc hạn chế mua đồ ngẫu hứng là để tránh lãng phí tiền. Chúng tôi cũng lên sẵn ý tưởng sẽ nấu món gì cho cả tuần để mua cho chính xác và không ăn ở ngoài nữa" - chị Ngân quả quyết.

Chị Ngân cho biết mặc dù không để ý mức tăng giá của từng món, nhưng nhìn chung hàng thực phẩm đã tăng giá rất nhiều. Khoảng 2-3 tháng nay gia đình chị phải chuyển sang mua ở một siêu thị khác, bán giá sỉ cho người mua lẻ như một cách tiêu dùng thông minh hơn và tiết kiệm tiền.

Do ảnh hưởng của lạm phát, chị Ngân nói nhiều gia đình, trong đó có nhà chị, đã hoãn lại các chuyến đi xa hoặc đi chơi. "Khi xăng còn rẻ, chúng tôi có một người bạn vẫn thường lái xe vào thành phố thăm vợ chồng tôi, nhưng hai tháng nay bạn chưa đến thăm" - chị Ngân chia sẻ.

Trong khi đó lạm phát ở Pháp đạt mức kỷ lục mới là 5,8% trong tháng 5-2022. Vợ chồng anh D. và chị T., ở thị trấn Compiegne, cách thủ đô Paris gần 90km, cũng xác nhận thứ họ hạn chế nhiều nhất chính là việc đi lại. "Trước đây cứ hai tuần là gia đình mình đi chợ châu Á ở Paris một lần nhưng giờ một tháng mới đi một lần vì mỗi lần đi về hết 150km, đổ xăng nhiều cũng xót" - anh D. nói.

Họ cũng bớt các chuyến đi thăm bạn bè ở xa. Anh D. cho biết do ưu tiên chi các khoản cần thiết, người dân Pháp bớt chi tiêu cho dịch vụ, bớt ăn nhà hàng. Hàng xóm anh D. mở một tiệm spa, trước đây rất đông khách nhưng giờ lâu lâu mới có một khách hàng.

Anh D. cho biết với tiền lương tối thiểu là 1.300 euro/tháng, nhìn chung người có đi làm ở Pháp vẫn sống được. Chị T. cho biết chị làm thiện nguyện 1-2 tuần/lần ở Resto du coeur - một tổ chức thiện nguyện cung cấp nhu yếu phẩm cho người không có thu nhập hoặc thu nhập thấp. 

Chị phát hiện rằng trong dịch COVID-19, người đăng ký nhận hỗ trợ đã tăng gấp 2, 3 lần. Từ lúc xảy ra chiến sự ở Ukraine, số người đăng ký nhận càng tăng nhiều hơn.

Đức hỗ trợ giá vé phương tiện công cộng

Chính phủ Đức có nhiều gói hỗ trợ cho từng đối tượng như trẻ em, người thất nghiệp, gia đình có con nhỏ… không phân biệt người có quốc tịch hay không.

Gần đây nhất là gói hỗ trợ giá vé tàu/xe buýt. Trước đây, vé di chuyển trong thành phố trong bán kính 10-20km tùy khu vực và thành phố là từ 50-120 euro/tháng, nay chỉ còn 9 euro/tháng/người cho tất cả phương tiện tàu chậm trên cả nước.

Tìm kiếm những giải pháp phù hợp hỗ trợ bà con kiều bào

TTO - Chiều 10-3, tại Hà Nội, MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với các ban chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về công tác tư vấn năm 2022, nổi bật là kiến nghị hỗ trợ kiều bào ở nước ngoài.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: kiều bào lạm phát

Tin cùng chuyên mục

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Hiện tượng "nhận thân dưỡng già" lan rộng trên mạng xã hội Trung Quốc khi người trẻ tìm cha mẹ nuôi còn người già tìm con nuôi, phản ánh nhu cầu tình cảm trong một xã hội đang già hóa nhanh chóng.

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar