04/08/2012 08:21 GMT+7

Kiên quyết với tàu cá Trung Quốc vi phạm

VIỄN SỰ - MAI HƯƠNG thực hiện
VIỄN SỰ - MAI HƯƠNG thực hiện

TT - "Chúng ta sẽ đánh bắt bình thường trên ngư trường mà cha ông đã xác lập chủ quyền". Đó là khẳng định của ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội Nghề cá VN, về việc Trung Quốc đưa 23.000 tàu cá xuống biển Đông.

Phóng to
Ông Nguyễn Việt Thắng - Ảnh: THUẬN THẮNG

Ông Nguyễn Việt Thắng nói: “Hiện 23.000 tàu cá này (gồm 14.000 tàu của Quảng Đông và 9.000 tàu của Hải Nam) đánh bắt như thế nào, trên khu vực nào ở biển Đông chúng ta chưa nắm cụ thể. Nhưng gần đây Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn và việc đưa tàu cá xuống biển Đông nằm trong các hoạt động này. Đây là hành vi không phải đơn thuần đi đánh cá. Bởi nếu đi đánh cá thì phải có nhiều loại tàu khác nhau, ngư cụ khác nhau và ngư trường khác nhau chứ không ai dồn về một ngư trường như thế cả”.

* Chính Trung Quốc đang mâu thuẫn ngay trong hành động mà họ coi là “xác lập chủ quyền” trên biển Đông?

- Đúng như vậy! Trừ những vùng biển sâu ở bắc Hoàng Sa và nam Trường Sa là ngư trường đánh bắt cá ngừ thuận lợi thì các vùng biển còn lại ở Trường Sa, Hoàng Sa - vùng biển có nhiều san hô, đảo chìm, tàu cá đánh bắt hiệu quả ở đây phải là tàu câu. Nhưng các tàu Trung Quốc xuống khu này đa số không phải là tàu câu. Không những vậy, thông tin từ phía Philippines còn cho biết tàu Trung Quốc khai thác cả san hô, phá hoại môi trường. Vậy các tàu hải giám, ngư chính của Trung Quốc với mục đích bảo vệ ngư trường, bảo vệ hoạt động đánh cá (mà họ tự coi là hợp pháp) vì sao không có hành vi ngăn chặn? Như vậy Trung Quốc đã tự mâu thuẫn trong hành vi và lộ rõ ý đồ: đưa tàu cá xuống biển Đông với mục đích chính không phải để đánh cá.

* Với số lượng tàu Trung Quốc đông như vậy tràn xuống biển Đông, các tàu cá VN nên đối phó thế nào?

- VN có khoảng 700.000 người đi đánh cá nhưng không phải lúc nào cũng ở hết trên biển, vì đánh cá là phải hiệu quả. Trước hành động Trung Quốc ồ ạt đưa tàu cá xuống ngư trường biển Đông, số ít ngư dân cũng có lo lắng, nhưng không ai trong chúng ta sợ hãi.

Hội Nghề cá VN vẫn triển khai với các tỉnh hội nghề cá bình tĩnh, kiên quyết đánh bắt, bảo đảm hiệu quả kinh tế và gắn chặt với việc bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền. Hội đã yêu cầu tỉnh hội phải nâng cấp độ cảnh giác, nâng cấp độ liên kết tổ chức sản xuất giữa các tàu cá. Sự hiện diện dân sự trên biển là góp phần khẳng định chủ quyền bằng dân sự và tăng tai mắt của nhân dân trong việc phát hiện hành vi xâm phạm chủ quyền của tàu cá Trung Quốc. Chúng ta sẽ đánh bắt bình thường trên ngư trường mà cha ông đã xác lập chủ quyền.

* Nếu xảy ra va chạm giữa tàu cá VN và Trung Quốc sẽ phải xử lý theo hướng nào?

- Trước đây, tàu Trung Quốc đã xuống vùng biển VN đánh cá nhưng lần này họ xuống nhiều và ngang nhiên công bố khi tàu đang chuẩn bị rời bến. Lực lượng chức năng VN đã nhiều lần phát hiện tàu Trung Quốc đánh cá trong vùng biển đặc quyền kinh tế của VN. Với tinh thần hữu hảo, chúng ta đã cho về, không xử phạt. Nhưng lần này chắc chắn các cơ quan chức năng đã chuẩn bị để có biện pháp mạnh hơn với tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền.

Với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, nếu tàu cá Trung Quốc di chuyển vào và thả lưới trong vùng biển này thì bất cứ tàu cá nào của VN cũng có quyền ngăn chặn. Chúng tôi yêu cầu tăng độ liên kết giữa các tàu cá khi ra khơi cũng là nhằm mục đích này. Chúng ta tôn trọng quyền tự do hàng hải, nhưng sẽ kiên quyết nếu tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển của chúng ta.

VN phải bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế

Với việc đưa hàng chục nghìn tàu cá đến biển Đông, Trung Quốc tỏ rõ thái độ coi thường một nguyên lý cơ bản của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Đó là các quốc gia phải hợp tác bảo vệ nguồn hải sản. Trữ lượng cá trên biển Đông đã sụt giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường.

Chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ thiết bị cho ngư dân Trung Quốc và khuyến khích họ tiến xa hơn về phía nam để đánh bắt hải sản. Chắc chắn chính sách này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của VN và Philippines. Ngư dân Trung Quốc không chỉ hủy hoại nghề cá của VN và Philippines, mà cả an ninh lương thực của hai quốc gia Đông Nam Á.

Việc đưa hàng chục nghìn tàu cá đến biển Đông sẽ khiến căng thẳng gia tăng, đặc biệt khi tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của VN và Philippines.

Nếu Trung Quốc có thể gây sức ép với VN và Philippines bằng số lượng tàu cá đông đảo trong hai ba năm tới đây, dần dần Bắc Kinh sẽ kiểm soát hoàn toàn nguồn cá trên biển Đông. Kế tiếp Trung Quốc sẽ đưa các giàn khoan dầu đến các vùng nước có tranh chấp để kiểm soát nguồn năng lượng dưới đáy biển.

Điều VN cần làm là tăng cường tối đa hoạt động giám sát trong EEZ của mình và thông tin đầy đủ mọi trường hợp xâm phạm của tàu cá Trung Quốc. Theo UNCLOS, một quốc gia có quyền tài phán đối với nguồn cá trong vùng EEZ của mình. Quốc gia này có quyền trục xuất tàu cá nước ngoài. VN cần có các bằng chứng cụ thể như video, hình ảnh của việc tàu cá Trung Quốc xâm phạm EEZ.

VN cũng cần phát triển các chiến lược ngăn chặn nguy cơ cho các đoàn tàu cá cũng như cảnh sát biển của mình trong trường hợp đối mặt với tàu cá và tàu hải giám, ngư chính Trung Quốc. VN cần áp dụng các biện pháp phi bạo lực để đối phó với những hành vi xâm lấn. Cần phải có những chiến thuật đặc biệt để đối phó với sự gây hấn của Trung Quốc trong EEZ.

VN phải phản đối chính thức các vụ tàu Trung Quốc xâm lấn với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và đưa các vụ việc này ra các diễn đàn đa phương, quốc tế, trong đó có các cuộc họp của ASEAN vào tháng 11 tới. Trên bình diện ngoại giao, VN và Philippines cần thúc đẩy việc thành lập một cơ chế quản lý nghề cá chung theo khuôn khổ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) nhằm ngăn chặn nguy cơ nguồn cá trên biển Đông cạn kiệt.

VIỄN SỰ - MAI HƯƠNG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM tìm hướng ra cho cán bộ dôi dư

UBND TP.HCM đã xây dựng phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập.

TP.HCM tìm hướng ra cho cán bộ dôi dư

TP.HCM và Nam Bộ đối mặt đợt mưa rất lớn, bắt đầu từ tối nay 22-5

Từ tối nay đến tối 24-5, TP.HCM tiếp tục mưa rào nhiều nơi, rải rác mưa vừa và dông, có nơi mưa to đến rất to, có nơi trên 70mm.

TP.HCM và Nam Bộ đối mặt đợt mưa rất lớn, bắt đầu từ tối nay 22-5

Công an xã - ‘lá chắn thép’ giữ bình yên cơ sở

Giữa biên giới xa xôi, nơi “phên giậu” Tổ quốc, hình ảnh người chiến sĩ công an lặng lẽ vượt núi, băng suối, cùng dân dựng nhà, tuyên truyền pháp luật, vận động từ bỏ tà đạo đã trở nên thân thuộc.

Công an xã - ‘lá chắn thép’ giữ bình yên cơ sở

Nỗi lo ô nhiễm từ nhiều bãi rác quá tải ở Đắk Nông

Nhiều bãi rác tại Đắk Nông đang quá tải, gây ô nhiễm kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe người dân nhưng việc xử lý chậm trễ, gây bức xúc.

Nỗi lo ô nhiễm từ nhiều bãi rác quá tải ở Đắk Nông

Xe tải gây tai nạn liên hoàn, đôi nam nữ đi xe máy tử vong trước chợ đầu mối Thủ Đức

Xe tải chạy trên đường Đỗ Mười, phường Tam Bình, TP Thủ Đức (TP.HCM) tông xe máy khiến hai người tử vong, rồi tiếp tục lao tới tông hai ô tô và xe máy khác mới dừng lại.

Xe tải gây tai nạn liên hoàn, đôi nam nữ đi xe máy tử vong trước chợ đầu mối Thủ Đức

Chính thức thay tên quảng trường 1 Tháng 4 ở Tuy Hòa thành quảng trường Phú Yên

TP Tuy Hòa gắn biển "Quảng trường Phú Yên" cho quảng trường 1 Tháng 4. Việc đổi tên đã được tỉnh bàn bạc, thống nhất trước đó.

Chính thức thay tên quảng trường 1 Tháng 4 ở Tuy Hòa thành quảng trường Phú Yên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar