06/12/2024 05:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kiến nghị luận tội Tổng thống Hàn Quốc: Dấu chấm hết với ông Yoon Suk Yeol?

Ngày 5-12, các nghị sĩ đối lập tại Quốc hội Hàn Quốc lên kế hoạch bỏ phiếu vào cuối tuần này về kiến nghị luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sau vụ ban bố thiết quân luật.

Dấu hỏi cho sinh mệnh chính trị của ông Yoon Suk Yeol - Ảnh 1.

Người biểu tình đội mưa tại Seoul (Hàn Quốc) phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol sau quyết định ban bố thiết quân luật - Ảnh: AFP

Cuộc thăm dò mới của Hãng Realmeter (Hàn Quốc) công bố ngày 5-12 cho thấy có tới 73,6% số người được hỏi cho biết họ ủng hộ luận tội Tổng thống Hàn Quốc - ông Yoon Suk Yeol. Đảng Dân chủ (DP) - đảng đối lập chính tại Hàn Quốc - đã lên kế hoạch bỏ phiếu vào khoảng 19h ngày 7-12 về kiến nghị luận tội ông Yoon.

Hợp lý không?

Theo báo Wall Street Journal, giờ đây số phận chính trị của ông Yoon phụ thuộc vào một câu hỏi pháp lý: Việc ban bố thiết quân luật của ông có hợp lý không? Một số đảng chính trị đã gọi đó là hành động bất hợp pháp.

Hiến pháp Hàn Quốc nêu rõ thiết quân luật dành riêng cho thời chiến hoặc các tình trạng khẩn cấp quốc gia tương tự khi an toàn công cộng bị đe dọa. Để ban bố thiết quân luật, tổng thống sẽ phải triệu tập họp nội các trước và thông báo cho cơ quan lập pháp.

Theo GS Shin Yul - chuyên ngành khoa học chính trị tại ĐH Myongji (Hàn Quốc), hiện vẫn chưa rõ liệu lập luận của Tổng thống Yoon, vốn tập trung vào rủi ro từ các đối thủ chính trị, có phù hợp với hiến pháp hay ông có tuân thủ đầy đủ các thủ tục không.

Vị này nói: "Nếu bất kỳ điều kiện nào trong số này không được đáp ứng thì đó là hành vi vi phạm hiến pháp nghiêm trọng và có thể dẫn đến việc luận tội".

Theo nghị sĩ Đảng Dân chủ Kim Seung Won, việc ban bố thiết quân luật khẩn cấp của chính quyền ông Yoon Suk Yeol "đã gây ra sự hỗn loạn và sợ hãi trong người dân chúng ta".

Đảng Quyền lực nhân dân (PPP), đảng cầm quyền của Tổng thống Yoon, tuyên bố sẽ phản đối kiến nghị luận tội, dù nội bộ đảng đang chia rẽ sâu sắc về cuộc khủng hoảng.

Lãnh đạo PPP, ông Han Dong Hoon, nhấn mạnh việc phản đối kiến nghị không nhằm "bảo vệ thiết quân luật vi hiến" của ông Yoon và lặp lại lời kêu gọi ông Yoon rời khỏi đảng.

Sau bà Park Geun Hye sẽ là...?

Theo báo New York Times, từ thập niên 1980 đến nay chỉ có hai tổng thống Hàn Quốc từng đối mặt với thủ tục luận tội. Năm 2017, bà Park Geun Hye bị luận tội và phế truất do liên quan bê bối tham nhũng.

Vào năm 2004, Tổng thống Roh Moo Hyun bị luận tội vì cáo buộc vận động tranh cử bất hợp pháp nhưng Tòa án Hiến pháp đã lật lại quyết định này, giúp ông giữ được chức vụ.

Để có thể thông qua kiến nghị luận tội ông Yoon, cần phải có 2/3 số nghị sĩ tại Quốc hội ủng hộ. Hiện tại Quốc hội Hàn Quốc có 300 ghế, trong đó PPP có 108 ghế.

Phe đối lập sẽ phải cần thêm ít nhất 8 phiếu ủng hộ từ các nghị sĩ PPP thì mới có thể thông qua kiến nghị luận tội. Nếu kiến nghị được thông qua, Tòa án Hiến pháp sẽ xem xét và quyết định trong vòng tối đa 180 ngày.

Tòa án Hiến pháp sẽ quyết định liệu Tổng thống Yoon có vi phạm các tội danh mà Quốc hội cáo buộc và liệu những vi phạm đó có đủ nghiêm trọng để luận tội hay không. Nếu ít nhất sáu trong chín thẩm phán bỏ phiếu ủng hộ, ông Yoon sẽ bị phế truất.

Trong trường hợp đó, Thủ tướng Han Duck Soo sẽ tạm thời đảm nhiệm vai trò lãnh đạo và một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ diễn ra trong vòng 60 ngày.

Trong ngày 5-12, cảnh sát Hàn Quốc cũng đã mở cuộc điều tra về cáo buộc Tổng thống Yoon Suk Yeol phạm tội "phản quốc" khi ban bố thiết quân luật, theo Hãng tin Yonhap.

Cùng ngày, ông Yoon cũng đã chấp nhận đơn từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun và bổ nhiệm Đại sứ Hàn Quốc tại Saudi Arabia Choi Byung Hyuk làm tân bộ trưởng quốc phòng.

Người dân tiếp tục biểu tình

Theo Yonhap, ngày 5-12 nhiều nhóm trên khắp Hàn Quốc tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình trong ngày thứ hai liên tiếp, kêu gọi Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chức sau vụ ban bố thiết quân luật.

Tại thành phố Gyeryong và các khu vực khác thuộc tỉnh Chungcheong Nam, các thành viên của Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc (KCTU) cùng nhiều nhóm khác đã tập trung biểu tình từ 7h40 sáng, yêu cầu ông Yoon từ chức.

Họ giương cao những biểu ngữ như "Hủy bỏ lệnh thiết quân luật khẩn cấp bất hợp pháp là chiến thắng cho nền dân chủ".

Người biểu tình cho rằng Tổng thống Yoon "đã khiến đồng hồ của Hàn Quốc quay ngược lại 44 năm" và kêu gọi "bắt ông ấy phải trả giá cho 155 phút kinh hoàng này".

Công nhân Hyundai dọa đình công nếu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol không từ chức

Làn sóng phản đối quyết định ban bố thiết quân luật của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang ngày càng lan rộng. Công nhân Hyundai thuộc Liên đoàn Lao động Kim loại Hàn Quốc thậm chí tuyên bố sẽ đình công cho đến khi ông từ chức.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Đăng tải trên mạng xã hội ngày 10-5, Tổng thống Donald Trump ca ngợi đàm phán về quan hệ Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ cùng ngày.

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Các đồng minh của Kiev gây sức ép để Matxcơva ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau; Ông Trump thấy tích cực về đàm phán Mỹ - Trung.

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar