29/01/2016 10:02 GMT+7

Kịch Lan và Điệp mới: thay đổi sẽ gây tranh cãi?

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TT - Vở kịch Lan và Điệp ở sân khấu Hoàng Thái Thanh “cả gan” dám thay đổi diện mạo của một câu chuyện mang tính kinh điển dù sự thay đổi đó có thể gây ra tranh cãi.

Hoàng Vân Anh (vai Lan) và Đoàn Thanh Tài (vai Điệp) trong vở Lan và Điệp - Ảnh: Gia Tiến

Đây có lẽ là vở diễn không chỉ riêng người hâm mộ của Hoàng Thái Thanh chờ đợi mà rất nhiều khán giả yêu kịch nói chung tò mò muốn biết hai nghệ sĩ Thành Hội và Ái Như sẽ xử lý như thế nào để Lan và Điệp không trở thành bản sao mờ nhạt của Chuyện tình Lan và Điệp vốn được xem là vở diễn kinh điển từ cải lương đến kịch nói, âm nhạc, phim ảnh mấy mươi năm qua.

Với vở diễn này, nghệ sĩ Ái Như khẳng định Hoàng Thái Thanh không dựng lại Lan và Điệp mà thực hiện vở diễn hoàn toàn mới, dựa trên kịch bản được Nguyễn Thị Minh Ngọc và Hoàng Thái Thanh cảm tác từ tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Vở do NSƯT Thành Hội đạo diễn.

Câu chuyện lấy bối cảnh ở xứ Lai Vung, Đồng Tháp. Chàng học trò nghèo Vũ Khắc Điệp sau mấy lần trầy trật đã đậu được bằng thành chung. Điệp vui mừng trở về quê nhà, nhưng vui chưa được bao lâu thì ông Tú (ba của Lan) - người thầy kính yêu và cũng là cha vợ tương lai của Điệp - bất ngờ bị tai biến. Để có tiền chạy chữa cho ông Tú, Điệp đã tìm đến nhà ông Phủ... Những biến cố bắt đầu xảy ra từ đây...

Có lẽ khán giả đến xem vở này ai cũng có hình dung riêng về chuyện tình u buồn giữa chàng Điệp và cô Lan quá nổi tiếng và gần như bất diệt. Thế nhưng, khi xem Lan và Điệp của Hoàng Thái Thanh, không gian xưa dường như không có điều kiện... chắn lối!

“Điển tích” cũ nhưng cách kể chuyện gần như hoàn toàn khác, mang không khí và hơi thở của hôm nay. Cách cấu trúc và xây dựng tâm lý nhân vật cũng theo tư duy và quan điểm nghệ thuật của thời hiện đại.

Lan mạnh mẽ và bản lĩnh hơn, Điệp không hẳn là bị gài bẫy và Thúy Liễu nào phải là cô gái trắc nết, cay nghiệt... Cuộc đời Lan phút cuối rẽ sang một hướng khác, bất ngờ và mới mẻ.

Hoàng Thái Thanh được tiếng là luôn cố gắng chỉn chu trong mọi tác phẩm, Lan và Điệp càng được êkip chăm chút hơn từ cảnh trí, âm nhạc đến trang phục, lớp lang trong từng cảnh dựng.

“Cả gan” dám thay đổi diện mạo của một câu chuyện mang tính kinh điển dù sự thay đổi đó có thể gây ra tranh cãi nhưng thái độ làm việc nghiêm túc, dám dấn thân vào cái mới của Hoàng Thái Thanh là điều đáng ghi nhận.

Hành trình phía trước là sự đón nhận của khán giả, bởi cái mới không dễ được chấp nhận và cũng bởi sân khấu đã mạnh dạn giao vai diễn khó cho những người trẻ, đặc biệt vai Điệp với tâm lý khá phức tạp không dễ thể hiện với một diễn viên tay ngang đến với sân khấu kịch như Đoàn Thanh Tài.

Vở kịch Lan và Điệp công diễn tối 29-1 với sự tham gia của các diễn viên: Ái Như, Đoàn Thanh Tài, Hoàng Vân Anh, Lương Duyên, Ngọc Tưởng, Hoài Thương, Thanh Tuấn... và “anh Tây” Guillaume Faugere cũng tham gia một vai diễn rất thú vị trong vở.

Cảnh trong vở diễn.
LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar