14/03/2015 09:43 GMT+7

​Kịch dài đi Mỹ

QUANG THI
QUANG THI

TT - Tháng 4 này, sân khấu kịch IDECAF sẽ đưa vở Hợp đồng mãnh thú (kịch bản: Lê Hoàng, đạo diễn: Vũ Minh) đi phục vụ khán giả kiều bào ở Mỹ.

Hợp đồng mãnh thú - vở kịch của sân khấu IDECAF sẽ bay sô Mỹ vào tháng 4 - Ảnh: Gia Tiến

Đây là sự tiếp nối xu hướng đưa kịch dài đến Mỹ trước đó của các sân khấu Nụ Cười Mới, kịch Hồng Vân, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Minh Nhí...

Êkip của vở Hợp đồng mãnh thú đến Mỹ gồm NSƯT Thành Lộc, Ðức Thịnh, Lương Thế Thành, Tuấn Khải, Vũ Minh, Huỳnh Anh Tuấn, Cao Minh Thu. Lịch lưu diễn của vở sẽ từ ngày 8 đến
20-4.

Cũng trong thời gian này, Anh Vũ, Minh Nhí, Trung Dân... tiếp tục đưa vở Gia đình thằng Ðậu trở lại Mỹ. Ðây là chuyến đến Mỹ lần thứ hai của nhóm, sau chuyến lưu diễn hồi trước tết thành công.

Khán giả Việt ở Mỹ chọn gu kịch nào?

Tâm lý khán giả hải ngoại đã chán tấu hài, bắt đầu quan tâm thưởng thức những vở kịch dài có nội dung, cốt truyện, có đầu tư xử lý sân khấu... Ðó là lý do các vở kịch dài vượt Thái Bình Dương. Mở màn là sân khấu Nụ Cười Mới với danh hài Hoài Linh đưa vở Ông bà vú đến Mỹ năm 2008.

Năm 2009 và năm 2011, đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc lần lượt hợp tác với Nhà hát Pan Asian Repertory để đưa hai vở kịch chị viết kịch bản là Người đàn bà thất lạc (2009) và Chúng tôi là (2011) đến biểu diễn ở sân khấu Off - Off Broadway (New York).

Những vở diễn của Nguyễn Thị Minh Ngọc có sự tham gia của các nghệ sĩ như NSƯT Ngọc Ðáng, NSƯT Thành Lộc, Hải Phượng, Thái Hòa Lê, Leon Quang Lê, Thục Hạnh, Minh Phượng, Minh Ngọc... Năm 2010, sân khấu kịch Hồng Vân cũng từng thăm dò khán giả kiều bào ở Mỹ với vở Kỹ nghệ lấy Tây.

Ðạo diễn Hùng Lâm hiện đã sống định cư ở Mỹ, mỗi mùa tết anh lại về dựng vở cho sân khấu kịch IDECAF một lần. Ở Mỹ, Hùng Lâm được xem là người dựng kịch chính vì tìm đạo diễn kịch rất khó.

Cũng theo anh, kịch đi Mỹ thường là những vở ít diễn viên, đạo cụ gọn nhẹ... phù hợp nhu cầu “đánh nhanh rút gọn” của việc bay sô.

Giới thiệu kịch đương đại Mỹ

Ủng hộ kịch Việt đến Mỹ, đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc đang tiếp tục gõ một cánh cửa khác: giới thiệu kịch Mỹ đến các sân khấu VN.

Nói về dự án này, Nguyễn Thị Minh Ngọc cho hay: “Hiện tại tôi đang hào hứng với việc đạo diễn những vở kịch đương đại của Mỹ do tôi chuyển ngữ cho các sân khấu tại VN, với hi vọng là Ðại sứ quán Mỹ sẽ hỗ trợ điều đó.

Có những kịch bản Mỹ rất gần gũi với cuộc sống Việt, ví dụ kịch bản Mỹ tựa đề After (tạm dịch: Sau đó) mà tôi vừa chuyển ngữ, nói về cách trở lại cuộc sống của một người vừa mới ra tù sau 15 năm bị án oan...”.

Sau khi làm nhiều chương trình sân khấu ở Mỹ, đạo diễn Hùng Lâm đúc kết: “Tâm cảm lớn nhất của khán giả Việt ở Mỹ là tình hoài hương, nên những đề tài truyền thống như nỗi nhớ ly hương, chuyện hôn nhân cha mẹ ép uổng... với những hình ảnh áo dài, áo bà ba, bờ tre, bụi chuối có vẻ thích hợp với họ. Hoặc là những đề tài văn chương tiền chiến, tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn... Những chương trình về đêm tưởng nhớ nghệ sĩ cải lương Phùng Há, Thanh Nga mà tôi làm cũng rất có khán giả”.

Những tiểu thuyết xưa như Trà hoa nữ, Ðoạn tuyệt, Giông tố... đã được chuyển thể thành kịch để khán giả Việt ở Mỹ có thể hoài niệm về quê hương, hoặc nhớ về những tác phẩm văn học vốn nổi tiếng ở thế hệ họ.

Vì vậy, việc đem Hợp đồng mãnh thú với đề tài cuộc sống sôi động tình - tiền hôm nay được coi là một thử thách của sân khấu kịch IDECAF nhằm “đo gu” khán giả kiều bào ở Mỹ.

Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn tâm sự: “Gu khán giả Việt ở Mỹ là vậy, nên dám đem một vở mang đề tài đương đại như Hợp đồng mãnh thú đến Mỹ cũng là việc làm mà chúng tôi... hơi run. Nhưng chúng tôi hi vọng vào sự biến hóa của Thành Lộc trong vở diễn sẽ thu hút khán giả!”.

Kịch dài nhưng phải nói chậm

Diễn kịch ở Mỹ cũng không phải là kiểu sân khấu sáng đèn mỗi cuối tuần như ở TP.HCM. Ðạo diễn Hùng Lâm cho biết: “Làm kịch ở Mỹ thường chọn một địa điểm nào đó, diễn vào một đêm nào đó với giá vé từ 45-100 USD, có khi là 200 USD/vé. Khán giả nếu thích nhóm kịch nào thì sẽ bảo với nhau lần sau tìm nhóm kịch đó xem nữa”.

Cũng theo Hùng Lâm, khán giả xem kịch ở Mỹ thường có độ tuổi 30 trở lên, nếu dưới 30 thì đó là khán giả của ca nhạc hoặc là những du học sinh, những người Việt trẻ từng về VN xem kịch nói.

“Ðúng là có một lớp khán giả kiều bào ở Mỹ thích xem kịch. Mỗi mùa tết về quê, ưu tiên của họ là đến các sân khấu xem kịch, có khi mua vé cho cả nhà, bạn bè cùng xem. Sau đó họ mới rủ nhau đi ăn uống các món quê hương” - đạo diễn Hùng Lâm cho biết thêm.

Kịch nói thì một phần quan trọng là... nói, nhưng đối với khán giả Việt ở Mỹ thì một nghệ sĩ nói “tía lia” như Anh Vũ phải rút ra một kinh nghiệm: “Ðúng là khán giả ở Mỹ nghe tiếng Việt không nhanh, khi diễn bên đó tôi phải nói chậm lại. Nhưng khán giả rất thích và muốn được xem nhiều kịch dài ở VN”.

Ðối với tác giả - đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc, việc đem kịch dài đến Mỹ được chị nhận xét: “Thời gian đầu mang tính chất phiêu lưu, nhưng khi mọi việc đi vào nề nếp, quy luật cung cầu thì tôi tin rằng nó sẽ ổn định và phát triển. Ai cũng biết rằng một tác phẩm sân khấu khi mang đi lưu diễn đòi hỏi công phu hơn một chương trình ca nhạc rất nhiều. Cho nên tôi luôn ủng hộ các nghệ sĩ, các nhà quản lý, bầu sô... thực hiện việc này”.

Ðó là cơ hội đưa kịch dài đến với kiều bào ở Mỹ, còn khả năng giới thiệu kịch Việt đối với khán giả Mỹ thì sao? Sẽ có ý kiến cho rằng suy nghĩ này là... vượt tầm.

Nhưng nếu ai đó có ước mơ, thì Nguyễn Thị Minh Ngọc nói rằng vẫn có cơ hội: “Nhà hát Pan Asian Repertory nơi tôi từng hợp tác vẫn đợi những vở diễn mới từ VN. Tôi có kêu gọi các tác giả trong nước đưa kịch bản. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và ít nhiều hi sinh như phải tự lo chi phí dịch ra tiếng Anh... nên chưa thấy ai hào hứng!”.

Con đường để các tác giả Việt tiếp cận sân khấu Mỹ vẫn để mở một cánh cửa...

QUANG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar