12/03/2020 08:51 GMT+7

Mỹ ra tay, giá dầu khởi sắc

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Sau khi giá dầu thế giới lao dốc liên tục gần đây vì cuộc chiến giá dầu giữa hai “đại gia” Nga và Saudi Arabia, thị trường “vàng đen” khởi sắc trở lại trong hai ngày liên tiếp 10 và 11-3 nhờ kỳ vọng các nhà sản xuất Mỹ sẽ cắt giảm sản lượng.

Mỹ ra tay, giá dầu khởi sắc - Ảnh 1.

Giá dầu thế giới tăng nhờ các nhà sản xuất Mỹ giảm sản lượng - Ảnh: AFP

Theo CNBC, hôm 11-3, giá hợp đồng giao dịch dầu Brent trong tương lai đã tăng 3,9% lên 38,66 USD/thùng, trong khi dầu thô West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ tăng 3,3% đạt 35,48 USD/thùng.

Mỹ nhập cuộc

Mức tăng trên vẫn không đáng kể so với cú hụt sâu trước đó khi trong ngày 9-3, giá dầu Brent chốt phiên với 34,36 USD/thùng, giảm 50% so với đỉnh đã thiết lập ngày 6-1.

Dù vậy theo chuyên gia phân tích của Rakuten Securities, ông Satoru Yoshida: "Tinh thần thị trường đang khởi sắc nhờ kỳ vọng về việc các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ sẽ cắt giảm sản lượng".

Hãng Occidental Petroleum (Mỹ) hôm 9-3 đã gia nhập danh sách các nhà sản xuất dầu mỏ Bắc Mỹ cắt giảm đầu tư và khai thác dầu sau khi giá dầu thô toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua.

Thị trường dầu mỏ và chứng khoán cũng nhờ vậy có dấu hiệu khả quan trong ngày 9-3 sau khi lao dốc trước đó 1 ngày.

Tuy nhiên, vẫn không ít ý kiến tỏ ra dè chừng trước sự lạc quan trên. Ngân hàng ANZ cảnh báo: "Việc dầu thô phục hồi không được cho rằng sẽ kéo dài khi Saudi Arabia và Nga vẫn phô trương về việc họ có thể nâng sản lượng như thế nào nhằm tranh giành thị phần".

Cũng trong ngày 9-3, Saudi Arabia tuyên bố sẽ nâng sản lượng dầu lên mức kỷ lục trong tháng 4. Đáp lại, Bộ trưởng dầu mỏ Nga Alexander Novak cùng ngày cho biết ông sẽ không loại bỏ khả năng có những biện pháp chung cùng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để ổn định thị trường.

Ông Novak nói thêm rằng cuộc họp OPEC+ được dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 5 hoặc 6. Thế nhưng, bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia sau đó nói với Reuters rằng ông thấy cuộc họp này không cần thiết nếu vẫn chưa có thỏa thuận về đối sách giải quyết tác động của COVID-19 đến nhu cầu và giá dầu.

"Nếu giá dầu giảm buộc các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ cắt giảm sản lượng trong tháng 6, có thể OPEC+ sẽ quay lại thỏa thuận cắt giảm đầu ra" - ông Yoshida nhận định.

Nga, Saudi Arabia: ai thiệt hơn?

Foreign Policy nhận định rằng trong những năm gần đây, OPEC đã phải đối mặt với thách thức từ sự xuất hiện của dầu đá phiến, cũng như thị phần sụt giảm trên toàn thế giới.

Kết hợp với một loạt lệnh trừng phạt và bất ổn chính trị, chỉ trừ Saudi Arabia, UAE và Kuwait, đa số các thành viên OPEC đều không bằng lòng hoặc thậm chí không thể cắt giảm sản lượng thêm nữa. Điển hình, Qatar đã rời nhóm khoảng 1 năm về trước.

Vì những lý do đó, Saudi Arabia luôn xem trọng sự tham gia của các nước ngoại khối, đặc biệt là Nga, cho sự thành công của OPEC. Tuy nhiên, việc Riyadh muốn nắm quyền "nhạc trưởng" trong việc điều phối các động thái cắt giảm sản lượng của các nước thành viên OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ lớn khác trên thế giới đã khiến Matxcơva không hài lòng.

Cụ thể, Tổng thống Nga Vladimir Putin từ chối cắt giảm dầu theo "sự chỉ huy" của Saudi Arabia. Hệ quả là Riyadh quyết định tăng sản lượng dầu, qua đó đánh tụt giá "vàng đen" xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng Matxcơva sẽ chịu thiệt hại lớn hơn Riyadh trong cuộc chiến giá dầu lần này. Theo Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) của Mỹ, khác với Saudi Arabia hay những quốc gia xuất khẩu dầu lớn khác, Nga chỉ xuất khẩu tới một vài thị trường nhất định. Đa số các đơn hàng của nước này đều đến từ châu Âu và một phần nhỏ khác là thông qua đường ống dẫn tới Trung Quốc.

Điều này không chỉ có nghĩa dịch COVID-19 đang đánh thẳng vào các thị trường xuất khẩu chính của Nga, mà còn cho thấy Nga đang nằm ở thế yếu trong cuộc tranh giành thị trường châu Âu, trong đó các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cùng tham gia.

Khác với Nga, Saudi Arabia có mạng lưới khách hàng rộng lớn trên toàn cầu đi kèm với nhiều thỏa thuận dự trữ dầu hữu dụng, giúp nâng cao tính linh hoạt của họ. Vì thế, việc cắt giảm sản lượng sẽ đem lại phần thiệt cho Nga hơn là Saudi Arabia, CFR cho biết.

Indonesia "ngư ông đắc lợi"

Theo Jakarta Post ngày 11-3, Bộ trưởng tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết nước này có thể hưởng lợi trong hoạt động nhập khẩu nhờ giá dầu giảm, trong bối cảnh nền kinh tế đang yếu đi vì bệnh dịch. Bà Sri Mulyani nói hãng dầu quốc doanh Pertamina sẽ nhẹ gánh nhờ diễn biến hiện nay, đồng thời giá năng lượng cũng sẽ ở mức thấp.

"Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới nỗi bất an lớn hơn trên thị trường vốn" - bà lưu ý.

Trong khi đó quyền tổng giám đốc dầu khí thuộc Bộ trưởng năng lượng và khoáng sản Indonesia Ego Syahrial nói quốc gia này muốn đạt được nhiều lợi ích nhất có thể từ giá dầu thô giảm bằng cách đáp ứng nhu cầu nội địa mà không cần tăng thêm thâm hụt thương mại. Ông Ego cho biết Jakarta kỳ vọng Pertamina "mua nhiều dầu nhất có thể".

Giá dầu sẽ chi còn 20 USD/thùng vì cuộc đối đầu Nga - Saudi Arabia?

TTO - Với tính toán lợi ích khác nhau của các nước, Ngân hàng Goldman Sachs nhận định giá dầu sẽ còn “rơi” tiếp xuống mốc 20 USD/thùng.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar