12/12/2017 09:36 GMT+7

Khủng bố IS chết hẳn chưa?

NGUYỄN NGỌC HÙNG
NGUYỄN NGỌC HÙNG

TTO - Cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq đã chính thức khép lại, tuy nhiên chưa thể khẳng định quốc gia Trung Đông này sạch bóng IS.

Khủng bố IS chết hẳn chưa? - Ảnh 1.

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi chào người dân trước khi dự cuộc diễu binh đánh dấu sự chấm dứt cuộc chiến chống IS ngày 10-12 - Ảnh: AFP

Ngày 9-12, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi chính thức tuyên bố kết thúc cuộc chiến chống IS kéo dài từ giữa năm 2014 đến nay. Có điều đáng tiếc là một tin vui lớn như thế lại gần như chìm nghỉm giữa không gian bùng nổ giận dữ lan tràn khắp Trung Đông bởi tuyên bố trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Thực thể IS bị xóa sổ

Tuyên bố của Thủ tướng al-Abadi đưa ra sau khi lực lượng vũ trang Iraq giải phóng những địa bàn có dân cư cuối cùng mà IS còn kiểm soát ở vùng sa mạc hoang vu phía tây tỉnh al-Anbar và vùng giáp ranh giữa tỉnh này với tỉnh Ninawa ở phía bắc. 

Với chiến thắng này, Iraq đã hoàn toàn kiểm soát suốt chiều dài đường biên giới với Syria, trong đó có ba cửa khẩu quan trọng chiến lược. Đây là khu vực cuối cùng mà IS rút về cố thủ sau khi đã mất những đô thị quan trọng nhất còn lại của chúng ở Iraq như thành phố Mosul và thị trấn al-Howayja.

Tuyên bố chiến thắng của Iraq đưa ra sau khi Nga cũng đã tuyên bố "kết thúc thắng lợi" cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Tuyên bố của Nga đưa ra sau khi các nhóm cuối cùng của IS trụ lại ở khu vực nông thôn tỉnh Deir ez-Zor (miền đông Syria) bị các lực lượng Syria xóa sổ.

Có thể nói đến ngày 9-12 vừa qua, cái gọi là "nhà nước Hồi giáo", mà thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố khai sinh tại thành phố Mosul của Iraq cuối tháng 6-2014, đã bị báo tử. Đó là một thắng lợi ngoạn mục của cuộc chiến chống khủng bố tại Iraq và Syria.

Cho dù "đứa con" thắng lợi này đang bị nhiều bên lớn tiếng nhận làm "cha đẻ", thì thế giới cũng có thể nhẹ mình bởi cái quái thai IS man dại này đã không thể tồn tại lâu hơn để gieo rắc sự bạo tàn, nỗi khiếp đảm của thời Trung cổ giữa thanh thiên bạch nhật của thế giới văn minh đầu thế kỷ 21.

Nhưng IS chưa chết!

Sau khi Iraq tuyên bố "khai tử IS", bà Heather Nauert - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ - đã hoan nghênh chiến thắng này: "Tuyên bố của Iraq cho thấy sự chấm dứt căn cứ cuối cùng của tàn quân IS tại Iraq và những người sống trong các khu vực ấy đã được giải phóng". Nhưng tuyên bố của Mỹ cũng nói: "Điều này không có nghĩa là mặt trận chống khủng bố và chống IS ở Iraq đã kết thúc".

Theo thông tin tình báo Mỹ, ít nhất còn 3.000 tay súng IS chưa bị tiêu diệt và còn lẩn khuất đâu đó ở những khu vực sa mạc hoang vu, núi non hiểm trở ở đôi bên biên giới Syria - Iraq mà hầu như không có chính quyền nào bao quát hết. 

Mới đây thôi, ngày 9-11 đã xuất hiện một đơn vị IS tại địa bàn thuộc tỉnh Idleb ở tây bắc Syria, thuộc vùng do lực lượng vũ trang đối lập kiểm soát.

Khủng bố IS chết hẳn chưa? - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Putin đã có chuyến thăm chớp nhoáng căn cứ không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia của Syria sáng 11-12. Tại đây ông tuyên bố rút quân Nga vì đã giúp Damascus diệt xong khủng bố IS - Ảnh: REUTERS

Và ai cũng biết rằng tin do phía Nga đưa ra hồi giữa năm nay về việc "đã tiêu diệt được thủ lĩnh của IS" là không chính xác. Abu Bakr al-Baghdadi và một số nhân vật thân cận của y vẫn đang chui lủi đâu đó, tương tự như trùm khủng bố Osama Bin Laden vẫn tồn tại cho đến năm 2011, mặc dù tổ chức al-Qaeda của IS đã bị Mỹ đánh tan tại Afghanistan từ gần 10 năm trước đó.

Nguy cơ còn tiềm ẩn ở chỗ IS và các nhóm khủng bố cực đoan khác vốn có cơ sở xã hội, dòng tộc sâu rộng ở các khu vực truyền thống của dòng Sunni ở Iraq. Cuộc tranh chấp chưa bao giờ lắng dịu giữa các tín đồ Sunni với giới cầm quyền dòng Shiite ở Iraq luôn là mảnh đất màu mỡ và môi trường thích hợp để các loại cực đoan và khủng bố ẩn náu, nương tựa lâu dài. 

Mỗi khi có các yếu tố chính trị - xã hội khiến cuộc xung đột ấy bùng phát thì cực đoan lại đóng vai trò xung kích và khủng bố lại phất cờ "thánh chiến".

Ngoài ra, sự kiện tổng thống Mỹ tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel có thể là một diễn biến mới rất tiêu cực, kích động tâm lý cực đoan mà có thể hà hơi tiếp sức cho tàn quân IS.

Mỹ còn có cớ ở lại

Với Mỹ, cuộc chiến chống IS nói riêng và khủng bố nói chung tại Iraq và Syria chưa kết thúc. Sự xuất hiện của IS tại Iraq - Syria từ giữa năm 2014 đã buộc cựu tổng thống Barack Obama phải đưa quân đội Mỹ trở lại Iraq từ tháng 8 năm ấy. Nói Mỹ "buộc phải trở lại" bởi ông Obama đã quyết định rút quân khỏi Iraq vào cuối năm 2011, thể hiện việc Mỹ không muốn dính líu đến một cuộc xung đột nào nữa ở Trung Đông.

Nhưng đến thời Tổng thống Trump thì cuộc chiến chống IS lại là cơ hội để Mỹ triển khai thêm lực lượng đến Iraq và tràn sang cả Syria. Đây là một cái cớ để ông Trump khôi phục địa vị quân sự của Mỹ ở địa bàn này, nhằm mục tiêu chiến lược ngăn chặn thế lực Iran, trong hoàn cảnh Nga đã tạo dựng được thế đứng chân hợp pháp và vững chắc tại Syria từ tháng 9-2015.

NGUYỄN NGỌC HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Hiện tượng "nhận thân dưỡng già" lan rộng trên mạng xã hội Trung Quốc khi người trẻ tìm cha mẹ nuôi còn người già tìm con nuôi, phản ánh nhu cầu tình cảm trong một xã hội đang già hóa nhanh chóng.

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar