09/03/2022 15:01 GMT+7

Khu du lịch Đại Tùng Lâm Hoa Sen: Tràn lan công trình không phép

M.VINH
M.VINH

TTO - Dù chỉ mới được cấp phép xây dựng 1 công trình với 6 hạng mục nhưng bên trong Đại Tùng Lâm Hoa Sen đã mọc lên hàng loạt công trình và đường giao thông kiên cố ngang dọc.

Khu du lịch Đại Tùng Lâm Hoa Sen: Tràn lan công trình không phép - Ảnh 1.

Một số công trình lấn sát hành lang suối - Ảnh: M.V.

Dự án khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm Hoa Sen thuộc Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen (Công ty Hoa Sen) dù chỉ mới được Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cấp phép xây dựng 1 công trình với 6 hạng mục, nhưng trên thực tế đã xây dựng nhiều công trình với khoảng 30 hạng mục kiên cố, gồm đường, nhà ở và một số công trình khác. 

Đáng nói, dự án này không chỉ xây dựng trên diện tích đất có quyền sở hữu của mình (thửa 178, tờ bản đồ số 5) mà còn xây dựng lên trên cả phần đất của bà Nguyễn Thị Tương (thửa 200, tờ bản đồ số 12). Hiện bà Tương đang yêu cầu Đại Tùng Lâm Hoa Sen tháo dỡ các công trình, hoàn trả nguyên trạng.

Có mặt tại thôn 3 (xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận 2 thửa đất 178 (của Công ty Hoa Sen) và 200 (của bà Nguyễn Thị Tương) đã trở thành một công trường lớn, rầm rộ các máy móc thi công công suất lớn làm việc liên tục. 

Đường vẫn tiếp tục được mở, đất đai vẫn tiếp tục bị san gạt, dù đây đều là những công trình nằm ngoài giấy phép do Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cấp, cũng như quy hoạch không gian kiến trúc do UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt. 

Khu du lịch Đại Tùng Lâm Hoa Sen: Tràn lan công trình không phép - Ảnh 2.

Toàn cảnh Đại Tùng Lâm Hoa Sen với hàng chục công trình sai phép - Ảnh: M.V.

Một đại công trình không phép đang diễn ra ở khu vực trung tâm huyện Đạ Huoai, nằm cạnh quốc lộ 20 nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa có bất kỳ hoạt động xử phạt, ngăn chặn nào. UBND huyện Đạ Huoai cho rằng chưa xử lý sai phạm xây dựng tại dự án này là do Công ty Hoa Sen đang có tranh chấp đất đai với bà Nguyễn Thị Tương tại thửa đất số 200.

Do tranh chấp này nên cơ quan chức năng phải chờ hai đương sự xử lý xong hoặc phán quyết của tòa án. UBND huyện Đạ Huoai không nhắc gì đến hàng loạt công trình sai phạm trên thửa đất 178 thuộc sở hữu của Công ty Hoa Sen.

Dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen - tên trong giấy chứng nhận đầu tư là Dự án quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái B'Nom Lu Mu - có tổng vốn đầu tư gần 590 tỉ đồng. Dự án có tổng diện tích mặt đất - mặt nước hơn 567ha. Trong đó, diện tích khu vực 1 gần 428ha gồm đất có rừng hơn 361ha và đất nông nghiệp hơn 66ha.

Cơ quan chức năng cố tình làm ngơ?

Luật sư Lê Văn Thiệp (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: "Cách xử lý sai phạm hành chính của cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng không đúng. Việc xử lý sai phạm trong lĩnh vực xây dựng khi phát hiện cần được tiến hành ngay, nếu chưa xử phạt, cưỡng chế tháo dỡ thì ít nhất phải ngăn chặn khẩn cấp. Còn các tranh chấp dân sự giữa hai bên thuộc về một nội dung khác.

Việc nhập nhèm thế này có thể khiến dư luận xã hội hiểu cơ quan chức năng cố tình mượn cớ để làm ngơ cho hoạt động xây dựng trái phép tiếp diễn trên cả phần đất thuộc chính chủ (Công ty Hoa Sen) và đất đang tranh chấp (đang thuộc bà Nguyễn Thị Tương). Nói chung doanh nghiệp đang làm trái phép, còn chính quyền rất có thể đang làm ngơ".

Khu du lịch Đại Tùng Lâm Hoa Sen: Tràn lan công trình không phép - Ảnh 4.

Xe cơ giới lớn đang san gạt tại dự án, trên phần đất của Công ty Hoa Sen lẫn đang tranh chấp - Ảnh: M.V.

Khu du lịch Đại Tùng Lâm Hoa Sen: Tràn lan công trình không phép - Ảnh 5.

Cạnh suối là những công trình không có trong giấy phép xây dựng - Ảnh: M.VINH

Khu du lịch Đại Tùng Lâm Hoa Sen: Tràn lan công trình không phép - Ảnh 6.

Một diện tích lớn đang bị san gạt - Ảnh: M.V

Khu du lịch Đại Tùng Lâm Hoa Sen: Tràn lan công trình không phép - Ảnh 7.

Các công trình vẫn tiếp tục được xây dựng dù sai phép - Ảnh: M.VINH

Cổ đông Tôn Hoa Sen chưa đồng tình dự án thép Cà Ná

TTO - Theo đại diện của Vinacapital, dù đã đầu tư rất lâu vào tập đoàn Hoa Sen nhưng bản thân nhà đầu tư chưa đồng tình với dự án thép Cà Ná.

M.VINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar