30/11/2017 08:59 GMT+7

Không yêu, xin đừng 'thả thính'

QUỲNH CHI
QUỲNH CHI

TTO - Mối quan hệ giữa người "thả thính" và người "nhận thính" luôn không rõ ràng: trên mức tình bạn nhưng không thể chạm đến tình yêu.

Thả thính là cụm từ được cư dân mang sử dụng rất nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên "thính" ở đây không mang nghĩa đen là một loại mồi câu cá. "Thả thính" là ẩn dụ của hành động cố tình lôi cuốn, hấp dẫn ai đó, làm cho họ thích mình và nảy sinh tình cảm.

Không yêu, xin đừng thả thính - Ảnh 1.

Smartphone, mạng xã hội bùng nổ trở thành hoàn cảnh thuận lợi cho các chàng, các nàng "thả thính" - Ảnh: Think Stock

Thay vì chọn cố định với một người, nhiều bạn trẻ ưa thả thính thường chọn cách lơ lửng với nhiều người. Quốc Thắng (20 tuổi, Hà Nội) công nhận, so với yêu nghiêm túc, cậu chọn dừng lại ở việc thích. Việc thả thính vừa đem lại cảm giác chinh phục của tình yêu, vừa giữ được sự tự do của kẻ độc thân.

Những người hay thả thính thường tỏ ra quan tâm đối phương, có nhiều lời nói, cử chỉ yêu thương, thường xuyên nhắn những lời tình cảm. Mối quan hệ giữa người "thả thính" và người "nhận thính" luôn không rõ ràng: trên mức tình bạn nhưng không thể chạm đến tình yêu.

Họ luôn giữ mối quan hệ ở mức tán tỉnh nhẹ, tức là gieo niềm tin và khiến đối phương cho rằng họ đang có tình cảm với mình. Khi đối phương có ý định tiến tới tình yêu, họ ngay lập tức phủ nhận với đa dạng các loại lý do: chỉ là bạn, là anh em.

Trong thời kì mạng xã hội phát triển, việc trò chuyện trở nên dễ dàng và rộng rãi hơn. Việc "thả thính" cũng trở nên dễ dàng hơn qua những dòng tin nhắn. Hàng loạt ứng dụng cũng ra đời để đáp ứng nhu cầu làm quen, kết bạn của giới trẻ như Tinder, Bumble, Happn…

Hình thức "thả" cũng khá đa dạng. Nhẹ thì các "ngư phủ" sẽ viết những dòng trạng thái bâng quơ "Buồn quá, ai qua đón mình đi cà phê với!",… hoặc đăng những bức ảnh tâm trạng, bài hát buồn. Tập trung hơn, mỗi chú "cá" sẽ nhận được lời inbox riêng, chuyện trò tâm sự thân thiết.

Hãy ngưng "thả thính"

Trên fanpage về tình yêu Hashtag Dawn gần đây có bài viết:

"Có một số người dù biết rõ họ sẽ không bao giờ chọn bạn, nhưng họ vẫn không nỡ rời xa bạn. Những người không ưa sẽ gọi đó là ích kỷ, còn những người bị kẹt trong mối quan hệ đó gọi là dây dưa…

Đó là một người mất rất lâu để trả lời tin nhắn của tôi. Có khi nhắn liên tục một lúc rồi vài ngày sau mới reply, có khi vài tháng cũng không trả lời. Khi ngọt ngào khi lạnh nhạt, lúc đầy quan tâm yêu thương tình cảm, lúc thì sự để mặc cho tôi phát điên với sự im lặng trốn tránh".

Không yêu, xin đừng thả thính - Ảnh 2.

Nỗi niềm chung của nhiều kẻ "dính thính" - Ảnh: Hashtag Dawn

Bài viết nhận được hơn 30.000 lượt yêu thích, đủ để thấy biết bao người đồng cảm với tình cảnh rơi vào cái bẫy phức tạp này. Hương Thảo (22 tuổi, nhân viên văn phòng) thừa nhận: "Mình nghĩ không ít thì nhiều, ai cũng từng một lần bị thả thính. Con người vốn có trí tưởng tượng phong phú, nên chỉ cần có hành động hơn mức bình thường một chút thôi là đã dễ bị lay động, đặc biệt là nếu có sẵn thiện cảm".

Lỡ dành tình cảm, khi phát hiện mình đang bị thả thính, các "nạn nhân" sẽ cảm thấy tổn thương nặng nề. "Cảm giác lúc ấy như bị ăn khoai "bở" ấy, buồn, xấu hổ, hoang mang, chông chênh lắm" - Thảo cho biết.

Đa số người "thả thính" thường không có tình cảm thật với đối phương, hoặc không muốn tiến đến mối quan hệ nghiêm túc. Thậm chí, họ không chỉ "thả" một người, mà còn "bắt cá nhiều tay" một lúc. Những người như vậy thường coi các "con mồi" là phương án dự phòng khi mối quan hệ chính có vấn đề, hoặc đơn giản là để… vui.

Có nhiều lí do được đưa ra từ phe "thả thính": sợ cô đơn, cần người tâm sự, khỏa lấp nỗi buồn sau chia tay, hay chỉ để tăng màu sắc, gia vị cho cuộc đời… Nhưng tổn thương về mặt tinh thần họ để lại gây nhiều hậu quả. Những chàng trai, cô gái yêu hụt sẽ trở nên nghi hoặc và khép mình trước những mối quan hệ mới.

Vì vậy, trong chuyện tình cảm, cách bảo vệ bản thân tối ưu là đừng nên nóng vội, đừng chỉ vì vài lời ngọt ngào mà ngộ nhận. Tình cảm là thứ phải trải qua quá trình dài để nhận được sự thấu hiểu và tin tưởng từ cả hai phía.

"Nếu không yêu, xin đừng gây thương nhớ. Hãy nghiêm túc với tình cảm của chính bản thân, và đừng coi cảm xúc của người khác chỉ là trò giải trí" - Hương Thảo nhắn nhủ.

TTO - Đổ lỗi cho Tinder hay các ứng dụng hẹn hò tương tự khi một người không còn chung thuỷ, được thôi, nhưng không có Tinder thì...

TTO - Hẹn hò ngày nay không còn như chuyện cổ tích nữa rồi, phẩm chất hàng đầu trong tìm kiếm bạn đời bây giờ là năng lực kiếm tiền và tiêu tiền.

QUỲNH CHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Ngày 24-5, khoảng 30 doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại Ngày hội việc làm 2025, tổ chức tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar