04/03/2022 12:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không xông hơi hay tự ý dùng thuốc trị COVID-19 cho trẻ tại nhà

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn mới nhất về chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà, trong đó lưu ý người chăm sóc không tự ý xông cho trẻ, không dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm...

Không xông hơi hay tự ý dùng thuốc trị COVID-19 cho trẻ tại nhà - Ảnh 1.

Hai trẻ từng nhiễm COVID-19 hồi cuối năm 2021 - Ảnh: XUÂN MAI

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19". 

Theo đó, 3 tiêu chí lâm sàng trẻ là F0 có thể được điều trị tại nhà gồm:

- Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc COVID được khẳng định nhiễm COVID-19 bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà, hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.

- Trẻ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).

- Trẻ không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định. 

Đồng thời trẻ có người chăm sóc (bố, mẹ, người thân...) có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được nhân viên y tế theo sõi, giám sát và xử lý khi có tình trạng cấp cứu.

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, cần phải có những vật dụng cần thiết: nhiệt kế, máy đo SpO2 cá nhân (nếu có), khẩu trang y tế, phương tiện vệ sinh tay, vật dụng cá nhân cần thiết, thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

Đối với thuốc, cần có:

- Thuốc hạ sốt paracetamol (gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng từ 5-7 ngày). 

- Thuốc cân bằng điện giải Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác. 

- Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc), đủ dùng từ 5-7 ngày. Dung dịch nhỏ mũi natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày. 

- Thuốc điều trị bệnh nền (nếu cần, đủ sử dụng trong 1-2 tuần). 

    Hướng dẫn này lưu ý người chăm sóc (bố, mẹ, người thân...) không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm... khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế, không xông cho trẻ.

Khi trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:

- Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.

- Sốt cao liên tục >39 độ C và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt và chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48h. 

- Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút; trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút. 

- Trẻ thở bất thường: khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn; mất nước (môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít...), tím tái, SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2), nôn mọi thứ, không bú được hoặc không ăn, uống được. 

- Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng... hoặc có bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.

Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, bên cạnh các dấu hiệu theo dõi như trẻ dưới 5 tuổi nêu trên thì nhóm trẻ ở độ tuổi này chú ý đến dấu hiệu đau ngực, đau bụng, mất khứu giác, thính giác. 

Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh như: 

- Trẻ có cảm giác khó thở, ho thành cơn không dứt, không ăn/uống được.

- Trẻ sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ, nôn mọi thứ, đau tức ngực, tiêu chảy, trẻ mệt, không chịu chơi, SpO2 < 96%. 

- Trẻ thở nhanh: ≥ 30 lần/phút ở trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, trẻ từ 12 tuổi ≥ 20 lần/phút. Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn... hoặc bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.

Khi trẻ cách ly và điều trị tại nhà 7 ngày và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính do nhân viên y tế thực hiện hoặc do người chăm sóc trẻ tự thực hiện tại nhà. 

Trong trường hợp 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với trẻ đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định. 

Không xông hơi hay tự ý dùng thuốc trị COVID-19 cho trẻ tại nhà - Ảnh 2.

Bảng hướng dẫn chi tiết liều lượng thuốc paracetamol cho trẻ em theo tuổi

Trẻ mắc COVID-19 tăng gấp 3 lần, TP.HCM triển khai chiến dịch bảo vệ trẻ em

TTO - Số trẻ nhiễm COVID-19 từ ngày 14-2 đến 21-2 gấp 3 lần so với tuần trước đó. TP.HCM xem việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng trẻ em là trên hết và trước hết, do đó sẽ triển khai chiến dịch bảo vệ trẻ em.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

‘Kết quả thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng’ của Nestlé Milo như thế nào?

Thời gian qua, dư luận xôn xao việc trên bao bì của sản phẩm sữa lúa mạch Nestlé Milo có nội dung quảng cáo: “Nay đã được chứng minh khoa học bền bỉ hơn. Được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng”.

‘Kết quả thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng’ của Nestlé Milo như thế nào?

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Đà Nẵng khuyến cáo người dân phòng chống COVID-19 trong cao điểm du lịch hè

Sở Y tế Đà Nẵng khuyến cáo người dân chủ động phòng chống dịch COVID-19, trong bối cảnh số ca mắc có thể gia tăng khi vào cao điểm du lịch hè.

Đà Nẵng khuyến cáo người dân phòng chống COVID-19 trong cao điểm du lịch hè

Ông Obama, bà Harris, Clinton gửi lời chúc: Ông Biden là chiến binh, sẽ vượt qua ung thư

Hàng loạt chính trị gia đã gửi những lời chúc tốt đẹp đến cựu tổng thống Mỹ Biden, khi ông được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Ông Obama, bà Harris, Clinton gửi lời chúc: Ông Biden là chiến binh, sẽ vượt qua ung thư

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Một nghiên cứu mới cho thấy ảnh hưởng của cơn đột quỵ nhẹ có thể kéo dài lâu hơn nhiều so với những gì mọi người thường nghĩ.

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Cựu tổng thống Biden được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt di căn xương. Tại Việt Nam, đây là bệnh ung thư khá phổ biến.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar