04/03/2022 10:33 GMT+7

Học sinh quận nào ở TP.HCM mắc COVID-19 nhiều nhất?

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Số liệu do đại diện Sở Giáo dục và đào tạo và Sở Y tế TP.HCM công bố tại cuộc họp trực tuyến với Ban Văn hóa - xã hội (HĐND TP.HCM) sáng 4-3.

Học sinh quận nào ở TP.HCM mắc COVID-19 nhiều nhất? - Ảnh 1.

Học sinh mầm non tại Trường mầm non Tuổi Thơ 7 (Q.3, TP.HCM) - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ông Trịnh Duy Trọng, trưởng phòng chính trị - tư tưởng, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM, cho biết theo thống kê từ phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện, từ khi học tập trực tiếp sau Tết (7-2 đến 2-3), số lượng học sinh thuộc diện nhiễm và nghi nhiễm là 40.385 ca. Số trường hợp phát hiện tại trường là 2.160 ca.

Ca nhiễm tăng, thiếu bộ xét nghiệm

Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện mắc và nghi mắc là 3.689 ca, trong đó 381 ca ghi nhận tại trường.

Trong khi đó, theo số liệu từ Sở Y tế TP.HCM, trong 2 tuần qua, số ca nghi mắc trong cơ sở giáo dục tại các quận, huyện đang ở mức cao.

Số lượng ca mắc, nghi mắc cao nhất bao gồm quận 1 (4.005 người), quận Bình Thạnh (3.483), thành phố Thủ Đức (3.303), quận 12 (3.222) và quận Tân Phú (2.871).

Ông Trọng chia sẻ hiện tại phần lớn các cơ sở giáo dục gặp khó khăn về thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch, xử lý tình huống khi có ca nghi, mắc bệnh và tầm soát F1 trong trường học.

Thiếu hàng đầu là bộ xét nghiệm nhanh. Sở Giáo dục và đào tạo đã phối hợp Sở Y tế cấp bộ xét nghiệm nhanh đợt 1 về trường công lập, nhưng chỉ được dùng để tầm soát F0 theo quy định. Việc có đủ bộ xét nghiệm để các trường xét nghiệm cho F1 vẫn còn gặp khó khăn.

Bà Trần Hải Yến, phó trưởng Ban Văn hóa - xã hội (HĐND TP.HCM), cho biết trong những ngày qua khi khảo sát, ban cũng đã nhận thấy nhiều trường gặp khó khăn về trang thiết bị phòng chống dịch.

Các trường đều phải tự dành ra một khoản kinh phí lớn để mua dung dịch vệ sinh, khử khuẩn, bộ xét nghiệm nhanh,...

Học sinh quận nào ở TP.HCM mắc COVID-19 nhiều nhất? - Ảnh 2.

Các bé Trường mầm non Bé Ngoan ở quận 1, TP.HCM hào hứng chơi đồ chơi khi đi học lại - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Học sinh quận nào ở TP.HCM mắc COVID-19 nhiều nhất? - Ảnh 3.

F0 là học sinh điều trị tại bệnh viện điều trị COVID-19 3B, quận Phú Nhuận, TP.HCM (ảnh chụp sáng 1-3) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Học sinh quận nào ở TP.HCM mắc COVID-19 nhiều nhất? - Ảnh 4.

Giờ nghỉ bán trú của các bé ở Trường mầm non Họa Mi 3, Q.5, TPHCM. Trường này luôn tuân thủ 5k cho các bé nằm cách nhau theo qui định của y tế - Ảnh: NHƯ HÙNG

Vẫn có thể tổ chức bán trú

Ông Nguyễn Hữu Hưng, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết thời gian qua ngành y tế và giáo dục đã phối hợp xử lý, giải quyết nhiều vấn đề phát sinh kể từ khi học sinh thành phố trở lại học trực tiếp. Tuy nhiên, một số trường hợp còn chưa kịp thời.

Trước tình hình số ca mắc, nghi mắc trong trường học gia tăng, nhiều trường đã rất lo lắng và cho dừng các hoạt động căngtin, bán trú. 

Theo ông Hưng, việc này cần hết sức cân nhắc bởi theo quan điểm của ngành y tế, vẫn có thể tổ chức bán trú nếu làm chặt chẽ và được giám sát bởi các ngành chuyên môn.

Ông Hưng cho rằng bán trú trong trường học rất cần thiết. Trong trường hợp không tổ chức bán trú, nhiều phụ huynh phải đưa rước, cho con ăn bên ngoài và không chắc gì sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm và chống dịch bằng ở trường.

Một số trường lại đặt thêm những quy định riêng như học sinh phải xét nghiệm định kỳ hằng tuần hoặc có giấy chứng nhận âm tính bằng PCR mới được đến trường.

"Nhìn chung, việc này cũng là quan tâm đến học sinh, nhưng nếu các trường đưa ra những quy định hơi quá sẽ phiền hà cho phụ huynh và các em", ông Hưng nói.

"Khát" nhân viên y tế học đường

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng cho rằng trong tình hình hiện nay, chúng ta càng nhận thấy tầm quan trọng của nhân viên y tế học đường.

Tuy nhiên, số lượng nhân viên y tế học đường tại TP.HCM đang thiếu hụt. Hiện 4 vị trí văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế học đường chỉ có 3 biên chế, nên ở nhiều trường, một số giáo viên phải kiêm nhiệm luôn nhân viên y tế học đường.

Qua 2 năm dịch bệnh, số lượng nhân viên y tế học đường tại TP.HCM gần như không được bổ sung mà còn có dấu hiệu giảm.

Ông Hưng cho biết trong thời gian tới, Sở Y tế sẽ phối hợp cùng Sở Giáo dục và đào tạo để có những đề xuất với UBND TP.HCM nhằm đảm bảo số lượng nhân viên y tế học đường trong các trường học.

Bên cạnh đó, thời gian tới, các trường đại học sẽ hỗ trợ đào tạo lại, nâng cao chất lượng chuyên môn cho các nhân viên y tế học đường tại các trường để có thể hoạt động hiệu quả hơn.

"Thiếu nhân viên y tế học đường ảnh hưởng rất đến sức khỏe của thế hệ tương lai", ông Hưng nói.

Số liệu trường hợp nghi mắc ghi nhận từ ngày  7-2-2022 đến ngày 2-3-2022

Ngày

MẦM NON

TIỂU HỌC

THCS

THPT -GDTX

Tổng

CB-GV-NV

HS

CB-GV-NV

HS

CB-GV-NV

HS

CB-GV-NV

HS

CB-GV-NV

HS

Tổng

Tại trường

Tổng

Tại trường

Tổng

Tại trường

Tổng

Tại trường

Tổng

Tại trường

Tổng

Tại trường

Tổng

Tại trường

Tổng

Tại trường

7-2

7

0

7

0

7

0

22

0

9

0

37

1

16

1

21

0

39

87

8-2

9

0

5

0

13

0

11

0

8

0

56

0

8

0

27

3

38

99

9-2

6

0

7

0

9

0

20

0

6

0

50

1

9

2

51

1

30

128

10-2

5

0

10

0

7

0

26

0

12

0

58

5

8

1

41

0

32

135

14-2

9

0

39

1

11

0

76

1

12

0

102

2

12

1

170

22

44

387

15-2

18

4

18

1

19

1

156

15

11

1

111

8

17

1

162

19

65

447

16-2

44

1

55

3

16

3

224

16

26

0

161

12

43

5

221

46

129

661

17-2

17

0

26

2

18

1

266

15

14

1

253

43

24

5

248

35

73

793

18-2

24

8

61

6

35

5

414

28

21

6

356

54

21

4

268

24

101

1.099

21-2

77

3

195

4

97

8

1.650

69

66

3

892

146

54

1

675

66

294

3.412

22-2

58

10

152

9

91

8

1.254

70

51

2

717

57

40

4

585

83

240

2.708

23-2

66

6

178

10

108

7

1.591

61

63

9

862

50

46

6

682

57

283

3.313

24-2

70

19

198

5

114

21

1.994

112

69

8

934

42

47

6

707

26

300

3.833

25-2

71

14

230

11

162

22

2.169

90

67

10

1.267

74

48

10

675

41

348

4.341

28-2

70

19

198

5

114

21

1.994

112

69

8

934

42

47

6

707

26

300

3.833

1-3

139

17

237

7

164

15

2.901

137

114

12

1.641

82

74

4

1.056

37

491

5.835

2-3

105

9

194

13

208

25

2.662

146

125

15

1.573

87

84

7

1.065

29

522

5.494

Tổng

795

110

1.810

77

1.193

137

17.430

872

743

75

10.004

706

598

64

7.361

515

3.329

36.605

Tin sáng 1-3: Học sinh mắc COVID-19 ở TP.HCM tăng; 29 tỉnh thành từ 1.000 - gần 13.000 ca mới/ngày

TTO - Số ca dương tính là học sinh ở các trường học trên địa bàn TP.HCM vào ngày 21-2 là 285 ca, ngày 22-2 là 219 ca, ngày 23-2 có 178 ca, ngày 24-2 là 185 ca, ngày 25-2 tăng lên 216.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm chuẩn lớp 10 giảm 'sốc' 4,25, Trường THPT Gia Định nói gì?

Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 vào Trường THPT Gia Định, TP.HCM chỉ còn 18,75 điểm, giảm đến 4,25 điểm. Vì vậy, trường này đã văng ra khỏi top những trường có điểm chuẩn cao nhất TP.HCM.

Điểm chuẩn lớp 10 giảm 'sốc' 4,25, Trường THPT Gia Định nói gì?

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) thu hút sự quan tâm của thí sinh với môi trường học tập hiện đại, chuẩn quốc tế và định hướng đào tạo gắn với thực tiễn.

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Dù chỉ mới lớp 12 nhưng Từ Song Quốc - học sinh Royal School - đã được tin tưởng giao cho nhiệm vụ dịch cabin tại hội nghị y khoa quốc tế, một công việc với độ khó cao.

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 28-6, sinh viên khoa quan hệ quốc tế và truyền thông, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) hoàn thành mô đun thực hành của học phần 'Phân tích và bình luận sự kiện quốc tế' tại báo Tuổi Trẻ.

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Cách hỏi phức tạp, ngữ liệu lạ và yêu cầu vận dụng cao xuất hiện dày đặc, khiến học sinh không thể định hướng được nội dung đề thi, dù đã chủ động học bài bản theo sách giáo khoa.

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar