19/10/2023 17:28 GMT+7

Không thuộc danh mục động vật nguy cấp, cheo cheo lưng bạc được bảo vệ ra sao?

Loài cheo cheo lưng bạc vừa được phát hiện còn tồn tại ngoài tự nhiên sau gần 30 năm "mất tích" tại Việt Nam. Tuy số lượng còn ở nước ta rất ít, nhưng hiện chưa có đủ căn cứ để bảo vệ.

Bẫy ảnh chụp được cheo cheo lưng bạc ngoài tự nhiên - Ảnh Viện Sinh thái học Miền Nam

Bẫy ảnh chụp được cheo cheo lưng bạc ngoài tự nhiên - Ảnh Viện Sinh thái học Miền Nam

Tại hội thảo quốc tế "Thúc đẩy công tác bảo tồn cheo cheo lưng bạc và hệ sinh thái rừng khô hạn ven biển của Việt Nam", các chuyên gia trong và ngoài nước đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ với cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor) trước nạn săn bắn động vật hoang dã.

Hội thảo do Viện Sinh thái học miền Nam phối hợp UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức tại trụ sở Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) trong hai ngày 18 và 19-10.

Bẫy ảnh chụp được cheo cheo lưng bạc tại Ninh Thuận

Theo các chuyên gia, cheo cheo lưng bạc là loài thú móng guốc nhỏ nhất Việt Nam. Loài này chỉ được biết đến qua các mẫu vật do các nhà tự nhiên học nước ngoài thu thập ở Khánh Hòa (năm 1906 và 1910) và Gia Lai (năm 1990).

Bẫy ảnh ghi khoảnh khắc cheo cheo lưng bạc xuất hiện tại Ninh Thuận sau 30 năm ‘mất tích’

Ông Trần Văn Tiếp - giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa - cho biết cheo cheo lưng bạc được phát hiện ngoài tự nhiên năm 2018.

Đây là phát hiện đa dạng sinh học quan trọng bởi loài thú này đã được một số chuyên gia quốc tế nghi ngờ khả năng tồn tại ngoài tự nhiên sau khi "mất tích" ở Việt Nam gần 30 năm.

Phát hiện không những chứng thực tầm quan trọng của sinh cảnh rừng khô hạn ven biển ở Vườn quốc gia Núi Chúa, mà còn thể hiện giá trị của công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực này.

Các khảo sát bẫy ảnh trong hệ sinh thái rừng khô ven biển Nam Trung Bộ đã phát hiện được 4 quần thể cheo cheo độc lập khác.

Quang cảnh hội thảo quốc tế - Ảnh: DUY NGỌC

Quang cảnh hội thảo quốc tế - Ảnh: DUY NGỌC

Ông Andrew Tilker - điều phối viên Tổ chức Tái hoang dã Mỹ - cho biết cheo cheo lưng bạc là một trong những loài động vật rất quý hiếm, bởi chúng chỉ được tìm thấy ở loại sinh cảnh rừng khô hạn vốn còn lại rất ít ở Việt Nam.

"Cheo cheo lưng bạc là một trong những loài quan trọng nhất đối với hệ sinh thái rừng khô hạn, bởi nó ăn thực vật và phát tán hạt, sau một quá trình dài việc này giúp cho cánh rừng khỏe mạnh" - ông Andrew Tilker nói.

Chiều 19-10, các chuyên gia trong nước và quốc tế đi khảo sát thực tế tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh: DUY NGỌC

Chiều 19-10, các chuyên gia trong nước và quốc tế đi khảo sát thực tế tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh: DUY NGỌC

Đừng đợi đến khi quá muộn, quá khó

Tại hội thảo, các chuyên gia cho biết hiện tình trạng săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã vẫn còn tồn tại, trở thành mối đe dọa lớn đối với loài cheo cheo lưng bạc.

Theo đại diện Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện cheo cheo lưng bạc không thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đang được phân hạng thiếu dữ liệu (DD) trong Sách đỏ (các loài sinh vật bị đe dọa tuyệt chủng) của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN.

Theo các chuyên gia, nếu đợi đến khi quần thể của loài trở nên cực kỳ nhỏ và phân bố rải rác như các loài thú đặc hữu khác của Việt Nam như sao la và mang lớn thì công tác bảo tồn sẽ trở nên tốn kém gấp nhiều lần.

Chuyên gia nước ngoài hỏi về việc đặt bẫy ảnh cheo cheo tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh: DUY NGỌC

Chuyên gia nước ngoài hỏi về việc đặt bẫy ảnh cheo cheo tại Vườn quốc gia Núi Chúa - Ảnh: DUY NGỌC

Vậy cần làm gì để đảm bảo loài cheo cheo lưng bạc không biến mất trong tương lai gần?

Ông Ngô Lê Trụ, chuyên viên Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết sự suy giảm nhanh chóng của quần thể động vật hoang dã, đặc biệt các loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có cheo cheo lưng bạc, đòi hỏi phải thực hiện ngay kế hoạch hành động phù hợp.

"Việc mở rộng hợp tác, trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các quốc gia khác nhau, giữa các tổ chức bảo tồn, viện nghiên cứu địa phương và quốc tế rất quan trọng để xác định các hành động phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính và nhân lực" - ông Trụ nói.

Anh Marcus Chua, nghiên cứu sinh Trường đại học Quốc gia Singapore, nói: “Ở Mỹ khi phát hiện cheo leo lưng bạc bị bắt hoặc bị làm thịt, người dân sẽ chụp ảnh đăng tải lên mạng sẽ hội để ngành chức năng ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Tôi nghĩ ở Việt Nam cũng nên khuyến khích người dân làm như thế để bảo vệ cheo cheo lưng bạc được tốt hơn”.

Bếp hồng lại rực ở Cheo Leo

TTCT - Cái bếp than trong một tiệm cà phê nhỏ giản dị giữa Sài Gòn chưa bao giờ thôi đỏ lửa quá lâu mấy chục năm qua lại phải nguội lạnh hàng tháng trời vì COVID-19. Ngày than hồng đỏ lại, đun nóng những chiếc siêu thô mộc bằng đất vì thế là niềm vui không chỉ của chủ quán mà còn cả những khách quen, dù họ vẫn còn phải chào nhau qua khe cửa hé.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar