21/08/2012 07:28 GMT+7

Không thể dùng cách dạy của chính quy

GS.TSKH LÂM QUANG THIỆP
GS.TSKH LÂM QUANG THIỆP

TT - Số ý kiến bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ bàn luận, nhìn nhận rất nhiều góc độ khác nhau liên quan đến hệ đào tạo tại chức. Có nhiều ý kiến phê phán, đòi hỏi và cũng có không ít lời đề nghị nên đóng cửa hệ đào tạo này.

Kỳ 1:

Phóng to
Với tính chất, mục đích khác biệt, không thể áp dụng phương thức đào tạo như chính quy đối với hệ tại chức. Trong ảnh: một lớp học của sinh viên năm 2 khoa xây dựng hệ tại chức ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: Như Hùng

Chính quy và không chính quy

Giải bài toán “nồi cơm”

Bài toán “nồi cơm” của các trường ĐH khác được giải quyết thế nào? Khi có công nghệ GDM&TX chuẩn hóa, các trường ĐH bình thường khác nếu muốn đào tạo KCQ phải sử dụng công nghệ đó. Còn các ĐH tự hào là các ĐH trọng điểm không nên đào tạo KCQ mà nên giải bài toán tăng thu nhập bằng những cách khác.

Hệ đào tạo trước đây gọi là tại chức nay Bộ GD-ĐT gọi là hệ vừa làm vừa học. Bên cạnh đó, còn hệ đào tạo từ xa, hệ tự học có hướng dẫn... Tất cả các hệ đào tạo đó được gộp dưới một tên gọi chung là hệ đào tạo không chính quy (KCQ), để phân biệt với hệ đào tạo chính quy thông thường. Hiện nay trong hơn 2 triệu sinh viên ĐH nước ta có gần một nửa thuộc hệ KCQ.

Bước vào thế kỷ 21, giáo dục ĐH có xu hướng đại chúng hóa mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu tăng hàm lượng tri thức trong mọi sản phẩm và dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của một xã hội học tập với đòi hỏi học suốt đời. Với xu thế đó, giáo dục ĐH chính quy sẽ dần co lại, còn giáo dục ĐH KCQ sẽ ngày càng mở rộng. Cho nên trước vấn đề chất lượng thấp của hệ KCQ, không nên và không thể tìm cách xóa bỏ hoặc thu hẹp hệ KCQ mà phải phát triển với một chất lượng chấp nhận được.

Có thể thấy rằng hệ chính quy được tuyển sinh chặt chẽ, phần lớn là học và thi tại trường, ban ngày, đào tạo chủ yếu theo cách mặt-giáp-mặt (người dạy và người học gặp nhau nhiều), thời gian học tập một năm thường 8, 9 tháng... Ngược lại, hệ KCQ tuyển sinh không chặt chẽ (hoặc chỉ ghi danh học), phần lớn học và thi ở các địa điểm liên kết xa trường, học ban đêm, đào tạo chủ yếu theo phương thức giáo dục mở và từ xa (GDM&TX) vì tần suất mặt-giáp-mặt rất thấp. Thời gian học trong một năm thường chỉ tối đa vài tháng ở các địa điểm liên kết...

Mỗi hình thức một công nghệ đào tạo

Với đặc trưng đó, muốn đảm bảo chất lượng của GDM&TX phải có công nghệ tương ứng cho GDM&TX chứ không thể sử dụng công nghệ giáo dục mặt-giáp-mặt thông thường cộng với những quy định rất dễ dãi như chúng ta đang làm. Công nghệ GDM&TX cũng không có gì là bí hiểm, chỉ bao gồm một hệ thống tài liệu học tập tốt thích hợp và hệ thống công cụ đánh giá chặt chẽ cho mọi chương trình đào tạo ĐH, ngoài ra còn có cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin và truyền thông. Yếu tố quan trọng nhất của công nghệ GDM&TX là đánh giá chặt chẽ kết quả học tập: nếu đào tạo mặt-giáp-mặt, sản phẩm đào tạo được đánh giá qua cả một quá trình thì GDM&TX không có điều kiện để đánh giá trong cả quá trình nên buộc phải đánh giá chặt chẽ đầu ra của từng môn học trong chương trình đào tạo.

Một trường ĐH bình thường riêng lẻ không thể đủ nguồn lực để xây dựng được hệ thống công nghệ GDM&TX, mà Nhà nước phải có đầu tư ban đầu thích đáng. Ở các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc, nhà nước đã đầu tư tập trung cho một vài trường ĐH mở các nguồn lực lớn để xây dựng các hệ thống công nghệ nói trên và sử dụng công nghệ của các ĐH mở đó để làm nòng cốt đảm bảo một chất lượng chấp nhận được cho GDM&TX. Do đó họ rất thành công trong quản lý chất lượng hệ thống KCQ. Còn ở nước ta, hai ĐH mở đã được thành lập từ năm 1993 để phát triển GDM&TX nhưng đến nay đã trở thành “ĐH khép”. Trong lúc đó, một số trường ĐH khác, kể cả một số trường được xem là trọng điểm thì cố tăng số lượng đào tạo KCQ để giải quyết bài toán “nồi cơm”, mặc nhiên biến thành ĐH mở!

Đáng tiếc là một đề án phát triển GDM&TX 2005-2010 đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2005 đến nay chưa được thực hiện! Điều này phản ánh một khiếm khuyết lớn của chiến lược phát triển giáo dục ĐH nước ta. Chỉ cần Nhà nước dành một vài phần trăm kinh phí cho các trường ĐH “đẳng cấp thế giới” để cấp cho hai ĐH mở thì cũng có thể giúp các ĐH này xây dựng hệ thống công nghệ GDM&TX chuẩn hóa. Từ đó mỗi ĐH mở có thể đào tạo hàng trăm ngàn sinh viên và công nghệ GDM&TX chuẩn hóa của họ có thể giúp các trường ĐH khác nâng cao chất lượng đào tạo cho gần một nửa tổng số sinh viên ĐH nước ta theo học hệ KCQ.

Khi có hai ĐH mở mạnh, Nhà nước có thể giao cho hai ĐH mở nhiều trách nhiệm lớn hơn: đánh giá để cấp bằng cho những người tự học hoặc cho sinh viên học ở các trường ĐH chưa được quyền cấp bằng. Khi ấy hai ĐH mở sẽ trở thành mắt xích - liên thông giữa hệ thống giáo dục ĐH chính quy với hệ thống KCQ, nói rộng ra là giữa hệ thống giáo dục ĐH chính quy với xã hội học tập, khuyến khích hoạt động học suốt đời, một nhân tố quan trọng của giáo dục trong thế kỷ 21.

GS.TSKH LÂM QUANG THIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Nhiều ý kiến cho rằng việc các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng không có hội đồng trường là bước lùi về tự chủ đại học.

Bỏ hội đồng trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng là 'bước lùi về tự chủ đại học'?

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Sau khi cân nhắc nhiều phương án, Cục Hàng không đánh giá việc giao chiếc máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không Việt Nam làm giáo cụ là phù hợp.

Giao máy bay Boeing bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài cho Học viện Hàng không làm giáo cụ

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Tại buổi tiếp công dân sau sáp nhập tỉnh và thực hiện chính quyền hai cấp của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Trần Duy Đông, 24 giáo viên ở tỉnh Phú Thọ (cũ) kiến nghị xem xét, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non.

Chủ tịch Phú Thọ lần đầu tiếp công dân sau sáp nhập, nhiều giáo viên mong được tuyển dụng

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh gây ra nhiều ý kiến trái chiều, khi tiếng Anh vốn là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-7, 46 sinh viên năm 2 khoa Marketing - Truyền thông, Trường đại học Hoa Sen đã kết thúc khóa học thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Trước đó 45 sinh viên khác của trường cũng đã hoàn thành khóa học tại báo.

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar