23/09/2017 13:57 GMT+7

'Không thể coi giáo dục phổ thông là nơi áp dụng cơ chế thị trường'

V.HÀ-N.HÀ
V.HÀ-N.HÀ

TTO - "Tiếp cận thị trường trong giáo dục phổ thông là một việc làm lợi bất cập hại. Nó tạo ra trong nhà trường một môi trường, mà cả thầy và trò đều đứng trước các xung đột về giá trị".

Không thể coi giáo dục phổ thông là nơi áp dụng cơ chế thị trường - Ảnh 1.

Tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến phát biểu tại hội thảo - Ảnh: VIỆT DŨNG

Bài tham luận chưa đầy 10 phút của tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên trợ lý bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tại hội thảo về  (do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức) nhận được sự hưởng ứng đặc biệt của các đại biểu.

Theo ông Phạm Đỗ Nhật Tiến, với vấn đề tự chủ giáo dục, Việt Nam đang tiếp cận theo kiểu đánh đổi giữa quyền tự chủ với việc tự bảo đảm các khoản chi, khuyến khích và đòi hỏi nhà trường cố gắng tạo ra các khoản thu ngoài ngân sách, và dùng các khoản thu này để "mua" lấy quyền tự chủ. 

Về bản chất, đó là một cách tiếp cận mang tính thị trường. Không thể coi giáo dục phổ thông là nơi áp dụng cơ chế thị trường được, mà cần coi giáo dục phổ thông, đặc biệt giáo dục phổ cập từ mẫu giáo 5 tuổi đến hết THCS, là dịch vụ công thiết yếu, nơi Nhà nước cần đầu tư ngân sách để bảo đảm các khoản chi của nhà trường.

"Tiếp cận thị trường trong giáo dục phổ thông là một việc làm lợi bất cập hại. Nó tạo ra trong nhà trường một môi trường, mà cả thầy và trò đều đứng trước các xung đột về giá trị. 

Đó là các xung đột giữa một bên là các giá trị hướng tới phẩm chất người học, mà chương trình giáo dục phổ thông phải thực hiện, với một bên là các giá trị thị trường, mà dù muốn hay không nhà trường phải theo đuổi, để tạo ra các khoản thu và dẫn đến lạm thu" - ông Tiến nhấn mạnh.

Từ đó, ông Tiến đề xuất nên tiếp cận vấn đề tự chủ hướng tới văn hóa chất lượng, không có chuyện tự bảo đảm các khoản chi để được giao quyền tự chủ. 

Nhà trường vẫn được cấp ngân sách nhà nước đầy đủ, được giao quyền tự chủ khi đã được kiểm định và công nhận về chất lượng, có một hội đồng trường đủ mạnh và thực hiện trách nhiệm giải trình một cách tin cậy.

V.HÀ-N.HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar