23/06/2023 15:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không quy định không lấy phiếu tín nhiệm với lãnh đạo nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo

Theo nghị quyết Quốc hội được thông qua, không còn nội dung đề xuất trước đó về không lấy phiếu tín nhiệm với người mắc bệnh hiểm nghèo và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên.

Ông Hoàng Thanh Tùng - Ảnh: GIA HÂN

Ông Hoàng Thanh Tùng - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 23-6, với 470/473 đại biểu tham gia, bằng 95,14% tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Không lấy phiếu tín nhiệm tại HĐND xã, phường

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đã trình bày báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo nghị quyết.

Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, theo ông Tùng, có ý kiến đề nghị không quy định việc lấy phiếu tín nhiệm với cán bộ cấp xã để bảo đảm thống nhất với phạm vi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến nêu trên và chỉnh lý dự thảo nghị quyết theo hướng việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ được thực hiện tại HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.

Về việc không lấy phiếu tín nhiệm đối với người mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên như đề xuất tại dự thảo ban đầu, theo ông Tùng, qua thảo luận, có ý kiến tán thành với dự thảo nghị quyết. 

Đồng thời, đề nghị bổ sung trường hợp nghỉ điều hành công tác từ 6 tháng trở lên vì lý do khác (không phải là vì lý do sức khỏe).

Ngược lại, một số ý kiến đề nghị cần bám sát Quy định 96 về các trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm chặt chẽ, tránh bị lạm dụng.

Giải trình nội dung này, ông Tùng nêu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng lấy phiếu tín nhiệm là một kênh giám sát quan trọng của Quốc hội và HĐND.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách với cán bộ.

Quy định 96 đã xác định cụ thể các trường hợp không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm. Vì vậy, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý quy định tại dự thảo nghị quyết theo hướng không lấy phiếu tín nhiệm đối với người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN

Người được lấy phiếu có quá nửa tổng số "không tín nhiệm": Xem xét miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất

Về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, ông Tùng nêu có ý kiến tán thành dự thảo nghị quyết và cho rằng cần có cơ chế cho người có phiếu tín nhiệm thấp chủ động xin từ chức, bổ sung thời hạn xin từ chức... 

Ngược lại, có ý kiến đề nghị cần thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm luôn để bảo đảm tính nghiêm minh.

Theo ông Tùng, các quy định của dự thảo đã thể hiện nhất quán, đầy đủ tinh thần Quy định 96 về sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm và yêu cầu tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, dự thảo nghị quyết không quy định quá chi tiết tất cả các trường hợp về xử lý hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm cũng như thời hạn để người được lấy phiếu tín nhiệm xin từ chức, mà nội dung này sẽ thực hiện theo các quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà nước.

Có ý kiến đề nghị quy định người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số phiếu đánh giá "không tín nhiệm" thì Quốc hội, HĐND xem xét miễn nhiệm ngay tại kỳ họp đó mà không chờ đến kỳ họp sau.

Ông Tùng nêu dự thảo nghị quyết quy định xem xét miễn nhiệm với người được lấy phiếu có quá nửa tổng số phiếu đánh giá "không tín nhiệm" có thể được thực hiện tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất, bảo đảm tính linh hoạt trong thực hiện các quy trình về nhân sự.

Quy định như vậy phù hợp với thực tiễn hoạt động của HĐND ở địa phương, khi kỳ họp thường chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Mặt khác, dự thảo nghị quyết đã bổ sung quy định về trách nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của HĐND đến cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ và cơ quan cấp trên trực tiếp để thực hiện giám sát. 

Vì vậy, các vấn đề về công tác cán bộ sẽ được theo sát và xử lý sớm nhất có thể, hạn chế để xảy ra tình trạng cán bộ có tín nhiệm thấp vẫn tiếp tục giữ chức vụ trong thời gian dài sau đó.

Lấy phiếu tín nhiệm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có hướng dẫn cụ thể

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay dự kiến với một người đồng thời giữ nhiều chức vụ, việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần với tất cả các chức vụ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mổ nội soi cứu bé trai 4 tuổi ở Đồng Nai bị cá rô đồng chui vào cổ họng

Một bé trai 4 tuổi chơi cá rô đồng để cá rô chui tọt vào cổ họng. Các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai phải gây mê, mổ nội soi.

Mổ nội soi cứu bé trai 4 tuổi ở Đồng Nai bị cá rô đồng chui vào cổ họng

TP.HCM sẽ nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, kể cả nơi xa nhất, ngành y tế TP.HCM sẽ sớm tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo.

TP.HCM sẽ nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo

Hút thuốc trong phòng khách sạn: cảnh báo cháy nệm hay chuyện bé xé ra to?

Hút thuốc trong phòng khách sạn, làm cháy một lỗ trên hai ga giường và một tấm nệm, bị phạt 4,8 triệu đồng. Tại sao?

Hút thuốc trong phòng khách sạn: cảnh báo cháy nệm hay chuyện bé xé ra to?

Trẻ suýt mất thị lực vĩnh viễn vì mảnh gỗ dài 1,5cm đâm trúng hốc mắt

Một bệnh nhi suýt phải mất thị lực vĩnh viễn do xử lý dị vật không đúng cách, may mắn đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) điều trị kịp thời.

Trẻ suýt mất thị lực vĩnh viễn vì mảnh gỗ dài 1,5cm đâm trúng hốc mắt

Hà Nội công bố kế hoạch tổ chức lễ diễu binh, diễu hành mừng 80 năm Quốc khánh

UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch số 173 về tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9.

Hà Nội công bố kế hoạch tổ chức lễ diễu binh, diễu hành mừng 80 năm Quốc khánh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar