13/07/2017 18:20 GMT+7

Không phát hiện 'đạo văn', hội đồng bảo vệ luận văn bị kỷ luật

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Vụ “đạo văn” hi hữu xảy ra tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khi luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ thành công lại sao chép gần như y nguyên luận án tiến sĩ đã được bảo vệ trước đó của một người khác.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh

Điều đáng nói, thầy hướng dẫn luận văn thạc sĩ lại là người “từng trong hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ bị sao chép”.

Cụ thể, năm 2015, PSG.TS Đào Đức Doãn (hiện là bí thư Đảng ủy, trưởng Khoa Lý luận chính trị và giáo dục công dân Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) từng là thành viên hội đồng bảo vệ cơ sở và hội đồng bảo vệ chính thức luận án tiến sĩ của bà Bùi Thị Thanh Huyền.

Một thời gian ngắn sau, khi ở vai hướng dẫn luận văn thạc sĩ cho ông Trần Văn Hải (công tác tại một trường CĐ tại Cần Thơ), ông Doãn lại không phát hiện luận văn thạc sĩ của ông Hải sao chép gần như y nguyên luận án tiến sĩ đã được bà Huyền bảo vệ thành công trước dó.

Khi vụ việc được phát giác, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã lập hội đồng thẩm định, không công nhận văn bằng và thu hồi bằng thạc sĩ của ông Trần Văn Hải (đã được nhà trường cấp từ tháng 8-2015).

Ngày 13-7, trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã ra quyết định xử lý kỷ luật, buộc 5 người đã tham gia hội đồng bảo vệ luận văn của ông Hải năm 2015 dừng việc tham gia hội đồng đánh giá luận văn, luận án trong một năm.

Riêng ông Doãn bị dừng việc phân công hướng dẫn luận văn, luận án và tham gia hội đồng đánh giá luận văn, luận án trong một năm, kể từ ngày 1-7- 2017 đến 30-6-2018.

Theo lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đây là vụ “đạo văn” đầu tiên được phát hiện tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

“Sau vụ việc này, trường cũng đã yêu cầu các cán bộ hướng dẫn phải rất sát sao với học viên của mình, đồng thời các thành viên hội đồng đánh giá luận văn cũng phải tập trung nhiều tâm sức, trí tuệ để hoàn thành công việc tốt nhất.

Riêng người học cũng phải thể hiện được trách nhiệm, lòng tự trọng của mình, chứng minh được khả năng, năng lực nghiên cứu của  mình khi làm khoa học”- vị lãnh đạo nhà trường chia sẻ.

Đặc biệt, sau sự cố này, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đã mua phần mềm chống đạo văn.

Theo đó, với nguồn dữ liệu chung, khi phát hiện dấu hiệu sao chép, phần mềm sẽ đưa ra cảnh báo.

Hiện phần mềm này đã được triển khai kịp thời để 1.200 cán bộ, giảng viên của trường đều sử dụng được, hỗ trợ kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng đạo văn.

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Những nội dung 'nóng' này sẽ được giải đáp tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, diễn ra ngày 19-7 tại Hà Nội và TP.HCM.

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar