02/05/2009 05:04 GMT+7

Không nỡ làm dơ nếu nhà vệ sinh sạch

TÂM AN (Nha Trang)
TÂM AN (Nha Trang)

TT - Trong số hàng trăm ý kiến bạn đọc gửi về phản hồi loạt bài “Nhà vệ sinh trong trường học: thấy mà kinh!”, có nhiều ý kiến đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề này.

* Cách đây hơn hai năm, trường con tôi học xây lại mới, nhà vệ sinh được xây rất đẹp và hiện đại. Vấn đề quản lý nhà vệ sinh mới luôn sạch đẹp là chuyện khá “đau đầu” cho ban giám hiệu nhà trường.

Có nhiều học sinh rất phá phách và ít có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Cô giáo lớp con tôi kể lại trong giờ học, có một em xin đi vệ sinh. Em đi ra ngoài rất lâu đến nỗi cô giáo sợ không biết có chuyện gì liền cử một em khác đi tìm. Đến nhà vệ sinh mới thấy em này cứ lấy vòi nước xịt tung tóe vào tường. Cô giáo kêu vào hỏi thì em nói đi vệ sinh bẩn nên phải xịt nước! Rồi có em đi vệ sinh xong thì ngồi chơi một mình trong nhà vệ sinh (nhà vệ sinh quá sạch), không chịu vào lớp vì ngán bài học. Có lúc một nhóm 2-3 em rủ nhau đi vệ sinh rồi vào nhà vệ sinh ngồi nói chuyện...

Chuyện các em không chịu giữ nhà vệ sinh sạch sẽ là điều rất thường thấy. Cuối cùng nhà vệ sinh phải khóa cửa để bàn biện pháp quản lý thế nào cho tốt. Việc khóa cửa nhà vệ sinh bị phụ huynh phản đối dữ dội. Và trong một cuộc họp, tất cả phụ huynh đều đồng ý phương án đóng thêm tiền để bồi dưỡng cho cô lao công dọn dẹp nhà vệ sinh. Tôi không nhớ rõ cụ thể số tiền bao nhiêu nhưng biết rất ít (một em không đến 10.000 đồng cho một năm học). Và như thế đến giờ nhà vệ sinh trường con tôi vẫn rất sạch sẽ, không chỉ nhờ cô quản lý dọn dẹp mà cô còn có trách nhiệm đi kiểm tra trong giờ ra chơi hay trong giờ học để phát hiện em nào phá phách, không giữ vệ sinh chung hay trốn trong nhà vệ sinh làm gì đó.

* Đây là vấn đề cần quan tâm trong các trường học, không chỉ riêng trường phổ thông mà còn ở trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp... Hàng ngàn học sinh trong buổi học mà chỉ có vài nhà vệ sinh làm sao đủ. Tôi nghĩ khi xây dựng trường, chủ đầu tư cần chú ý sự tương đồng giữa số lượng học sinh và các công trình phụ, nhà vệ sinh phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu. Mỗi trường cần có nhân viên dọn nhà vệ sinh, và việc dọn phải thường xuyên trong mỗi buổi học chứ không chỉ một ngày một lần là xong.

* Trường tôi học trước đây rất bẩn thỉu. Chúng tôi không dám vào nhà vệ sinh mà phải lo “giải quyết” trước khi đi học, giữa giờ nếu có “vấn đề” cũng cố nín hoặc xin ra khỏi trường tìm đến nhà vệ sinh công cộng. Sau khi báo chí gần đây có ý kiến về tình trạng nhà vệ sinh dơ dáy, tôi thấy tình hình ở trường tôi có chuyển biến đáng kể.

Trước hết, trường đã đầu tư xây mới nhà vệ sinh sạch đẹp, đầy đủ thiết bị. Trường còn thuê hẳn vài công nhân vệ sinh túc trực dọn dẹp nhà vệ sinh cả ngày. Tôi thấy họ cực nhọc hơn vì dọn dẹp nhiều lần, nhưng công việc giảm nhẹ hơn do không bị ùn ứ khi chỉ dọn dẹp một lần như trước.

Nhà vệ sinh dọn sạch sẽ, nước lúc nào cũng có, khi vào chúng tôi không nỡ vấy bẩn. Từ khi có nhà vệ sinh sạch sẽ, chúng tôi thấy mình có ý thức giữ gìn vệ sinh chung hơn và an tâm về vấn đề sức khỏe, môi trường.

Tin, bài liên quan:

Khó giải quyết nếu địa phương không loTuyến đường văn minh đô thị: Triển khai rầm rộ nhưng... chưa tới dân

TÂM AN (Nha Trang)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

Vòng chung kết giải thưởng Lê Quý Đôn năm nay yêu cầu học sinh trong vai những người lính trẻ tính toán lương thực, nhiên liệu, tìm các từ khóa giải mã... để tiến về dinh Độc Lập.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar