15/03/2013 08:14 GMT+7

Không nên xây nhà hát ở công viên 23-9

K.YÊN - THẠCH HÀ
K.YÊN - THẠCH HÀ

TT - Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia và kiến trúc sư sau khi UBND TP.HCM chọn vị trí xây dựng Nhà hát giao hưởng - nhạc - vũ kịch tại công viên 23-9. Tuổi Trẻ tiếp tục giới thiệu một số ý kiến.

Phóng to
Toàn cảnh công viên 23-9 và vị trí dự kiến xây nhà hát giao hưởng - Ảnh: T.T.D.

TS Phạm Sĩ Liêm: (viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển hạ tầng): Nên xây nhà hát ở đô thị mới Thủ Thiêm

Theo tôi, nếu TP.HCM chỉ chọn một khu đất có diện tích đủ lớn để xây nhà hát như xây thêm một trụ sở, một điểm biểu diễn thì rất uổng phí. Nhà hát giao hưởng - nhạc - vũ kịch phải là một công trình văn hóa làm thay đổi, làm đẹp thêm diện mạo, tăng bản sắc, năng lực cạnh tranh của TP.

Kiến trúc của những công trình này là kiến trúc hiện đại, xung quanh phải có một quần thể không gian nhất định. Những công trình tương tự luôn gắn liền với quảng trường phía trước như trước Nhà hát lớn Hà Nội có quảng trường Cách mạng tháng 8, trước Nhà hát TP.HCM có quảng trường nhìn ra đường Nguyễn Huệ...

Quảng trường này như một khoảng lùi cần thiết để ta nhìn từ xa có thể thấy rõ công trình. Quần thể kiến trúc xung quanh cũng được thiết kế để không làm che, làm xấu đi kiến trúc của nhà hát.

Nhà hát giao hưởng đặt ở công viên 23-9, hướng ra công trường Quách Thị Trang thì có khả năng phải đốn hết cây xanh phía trước nhà hát để tạo khoảng lùi cho nhà hát. Như vậy, toàn bộ công viên sẽ không còn.

Trung tâm TP sẽ mất đi một mảng xanh rất lớn. Theo tôi, nếu phải đưa nhà hát vào khu vực trung tâm hiện hữu của TP.HCM thì nên cải tạo một ô phố, tiện nhất là một ô phố gần sông để đặt nhà hát. Người đi dưới sông, đứng bên kia sông vẫn có thể nhìn thấy nhà hát, một công trình đẹp thì tốt hơn. Đặt ở vị trí nào thì TP phải nghiên cứu.

Phương án tốt nhất theo tôi là nên đưa công trình này vào khu đô thị mới Thủ Thiêm, góp phần xây dựng Thủ Thiêm thành một đô thị thời đổi mới, như vậy mới xứng tầm. Nhà nước đừng sợ Thủ Thiêm còn quá lâu mới hình thành, công trình này xây thì sẽ thu hút công trình khác, kích thích nhanh quá trình phát triển của khu đô thị mới này.

KTS Nguyễn Ngọc Dũng: Đừng vì một điểm

Theo kinh nghiệm của thế giới, các đô thị luôn có hai khu: khu cũ và khu mới. Về nguyên tắc là không được xây chen công trình mới vào những khu kiến trúc cũ. Ở TP.HCM, có thể xem khu trung tâm TP là khu đô thị cũ với những công trình, không gian mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Pháp.

Vì vậy, tôi nghĩ UBND TP không nên cho xây dựng một công trình kiến trúc hiện đại trong khu trung tâm TP tại bất kỳ địa điểm nào, vì nếu xây như vậy sẽ làm cho quy hoạch của khu trung tâm không đồng bộ, cũ mới chen chúc nhau, phá vỡ không gian cảnh quan kiến trúc...

Hơn nữa, nếu TP đã xây dựng nhà hát giao hưởng - nhạc - vũ kịch thì không nên vội vàng xây chỉ để cho có nơi biểu diễn mà phải nghĩ đến việc xây dựng một biểu tượng của TP. Như vậy, TP phải chọn một địa điểm khác, vị trí khác để đặt nhà hát. Điều này phụ thuộc vào quy hoạch khu trung tâm (930ha), quy hoạch Thủ Thiêm, quy hoạch phố đi bộ và quy hoạch các khu vực bảo tồn quang cảnh Sài Gòn xưa của TP. Theo tôi, có thể đặt nhà hát ở khu vực dải đất dọc đường Nguyễn Hữu Cảnh, phía bờ sông hoặc tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.

KTS Nguyễn Hữu Thái: Giữ mảng xanh cho trung tâm TP

Nếu được chọn, tôi vẫn muốn giữ lại mảng xanh hiếm hoi cho trung tâm TP, thay vì xây một công trình ở đây. Cần lưu ý là một nhà hát thì điều quan trọng, chiếm nhiều không gian kiến trúc không phải khối chính mà là các công trình xung quanh phục vụ nhà hát như bãi giữ xe, các khu giải trí, ăn uống kèm theo... sẽ chiếm rất nhiều diện tích. Trước đây từng có ý kiến đưa nhà hát này ra khu vực Thủ Thiêm, một phần cũng vì lý do sợ nhà hát sẽ chiếm không gian, làm vỡ quy hoạch cảnh quan của khu vực trung tâm Q.1. Cũng cần nói thêm là tại khu vực công viên 23-9 đã có một số dự án khác từng được phê duyệt và đang chờ thẩm định. Ai cũng “giành giật” không gian khu trung tâm như vậy thì cảnh quan sẽ bị phá hỏng...

KTS Lê Văn Nin: Khu trung tâm TP sẽ quá tải

Vị trí công viên 23-9 nằm trong một chuỗi công trình đã và đang dự định xây dựng, gồm: Nhà hát TP, công viên Quách Thị Trang, tượng đài Nam bộ kháng chiến (chưa xây dựng), hệ thống đường giao thông ngầm nối hai nửa công viên (chưa xây dựng), công viên nhạc nước... Xa hơn phía xung quanh là tượng Phù Đổng Thiên Vương, khu Mả Lạng đều có gắn kết đến cảnh quan khu vực. Như vậy khu vực này đang quá tải các công trình và dự án. Chưa kể là các công trình ngầm về giao thông như nhà ga xe điện ngầm đã quy hoạch cũng sẽ “đụng chạm” nhau nếu xây nhà hát tại đây, vì xây dựng nhà hát chắc chắn sẽ có công trình ngầm kèm theo.

Tôi cho rằng vị trí xây dựng nhà hát khi được chọn phải được xem xét trên tổng thể các mối quan hệ về kiến trúc. Đừng để các công trình “đá” nhau, hạn chế nhau. Lúc đó có muốn giải quyết, khắc phục thì cũng đã muộn, rất phiền phức

K.YÊN - THẠCH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: nhà hát công viên 239

Tin cùng chuyên mục

Huế lấy ý kiến góp ý về diện tích tách thửa đất tối thiểu ở các xã, phường mới

UBND TP Huế đang lấy ý kiến đóng góp của người dân, tổ chức về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về hợp, tách thửa đất đối với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn các xã, phường mới.

Huế lấy ý kiến góp ý về diện tích tách thửa đất tối thiểu ở các xã, phường mới

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Nhiều cư xá, chung cư cũ tại TP.HCM vẫn lắp khung sắt kiên cố kiểu 'chuồng cọp' ở ban công, che kín lối thoát hiểm.

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Thủ tướng họp về Luật Đất đai, bàn việc xác định giá đất, đất có yếu tố nước ngoài

Sáng 10-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện nghị quyết số 18 và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Thủ tướng họp về Luật Đất đai, bàn việc xác định giá đất, đất có yếu tố nước ngoài

Trưởng Ban Nội chính TP.HCM: Có phương án chuyển đổi công năng các trụ sở dôi dư, tránh lãng phí

Khi sáp nhập các địa phương, có nhiều trụ sở dôi dư. TP.HCM đang nghiên cứu chuyển đổi công năng các trụ sở này nhằm phát huy hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí.

Trưởng Ban Nội chính TP.HCM: Có phương án chuyển đổi công năng các trụ sở dôi dư, tránh lãng phí

18/34 địa phương hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đến hết ngày 8-7-2025, đã có 18/34 địa phương trong cả nước hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát.

18/34 địa phương hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Doanh nghiệp xây dựng, nội thất rục rịch đón sóng siêu đô thị

Việc hình thành siêu đô thị TP.HCM đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành xây dựng, vật liệu và nội thất.

Doanh nghiệp xây dựng, nội thất rục rịch đón sóng siêu đô thị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar