05/10/2007 20:46 GMT+7

Không nên tự dùng Ibuprofen hạ sốt cho trẻ

Theo BS Minh Triết - Website BV Nhi Đồng 1
Theo BS Minh Triết - Website BV Nhi Đồng 1

Ibuprofen là thuốc được xếp vào nhóm thuốc kháng viêm. Ngoài hai tác dụng hạ sốt, giảm đau giống như paracetamol, ibuprofen còn có tác dụng kháng viêm do đó thuốc còn được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong một số trường hợp viêm khớp, viêm cơ.

Phóng to
Các bà mẹ cần cung cấp thông tin đầy đủ cho BS
Ibuprofen là thuốc được xếp vào nhóm thuốc kháng viêm. Ngoài hai tác dụng hạ sốt, giảm đau giống như paracetamol, ibuprofen còn có tác dụng kháng viêm do đó thuốc còn được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong một số trường hợp viêm khớp, viêm cơ.

Hiện tại trên thị trường chỉ có hai dạng trình bày là thuốc viên và thuốc dạng siro là phổ biến.

Cho dù thuốc này được sử dụng rộng rãi ở một số nước khác nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ hơn paracetamol nên tại Việt Nam ít được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em.

Các tác dụng phụ thường gặp là các tác động lên đường ruột như nhợn ói, nôn ói hoặc gây một số rối loạn tiêu hóa mà nặng nhất là có thể gây viêm loét dạ dày.

Ibuprofen không được sử dụng cho những trẻ có polyps ở mũi hoặc bị bệnh phù mạch (angioedema). Những trẻ suyễn cũng nên thận trọng khi dùng ibuprofen vì thuốc có thể khởi phát cơn suyễn. Ngoài ra, ibuprofen không được sử dụng cho các bệnh nhi bị nổi mẩn, rung nhãn cầu, lo âu, viêm màng não. Bên cạnh đó, ibuprofen còn có thể gây ra một số tai biến như giảm bạch cầu hạt, gây thiếu máu không tái tạo, suy thận, viêm thận kẻ và hội chứng thận hư.

Chính vì vậy, cho đến nay, thuốc này vẫn được các bác sĩ Nhi khoa khuyến cáo các phụ huynh không nên tự sử dụng cho trẻ em. Nếu được các bác sĩ chỉ định, nên theo dõi sát để kịp thời phát hiện các tác dụng phụ của ibuprofen.

Cần cung cấp thông tin gì liên quan đến sốt cho bác sĩ?

“Bác sĩ ơi, con tôi bị sốt cả tháng nay rồi!”, “Con tôi chỉ sốt về đêm thôi, ban ngày trẻ không bị sốt” …

Trên đây là những câu nói rất thường gặp tại khu khám bệnh của Bệnh viện Nhi Đồng 1. Và bác sĩ sẽ mất rất nhiều thời gian để xác định thông tin đó có chính xác hay không. Thông thường sau khi khai thác kỹ, thì tình huống “trẻ bị sốt cả tháng” là do người chăm sóc trẻ tính gộp nhiều đợt sốt của trẻ trong gần một tháng.

Trên thực tế thì trẻ chỉ mới sốt trở lại sau khi trẻ vừa hết sốt của đợt trước đó được vài ngày. Ở tình huống “con tôi chỉ sốt về đêm thôi, ban ngày trẻ không bị sốt” có thể là thông tin chính xác, tuy vậy cũng có những trường hợp trẻ được cho uống thuốc hạ sốt vào ban ngày nên trẻ không sốt và khi trẻ đang ngủ vào ban đêm, lúc thuốc hạ sốt đã hết tác dụng thì trẻ bị sốt trở lại. Do đó các phụ huynh cần cung cấp cho bác sĩ những thông tin thật chính xác để việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

- Trẻ đã sốt được bao nhiêu ngày? Chú ý là chỉ tính từ ngày gần nhất trẻ bắt đầu bị sốt, không tính cả những đợt sốt trước mà trẻ đã được điều trị hết sốt.

- Sốt cao hay sốt nhẹ, nếu được, nên cung cấp chính xác nhiệt độ của mỗi ngày trẻ bị sốt, đặc biệt cần phải xác định trẻ đã bị sốt cao liên tục bao nhiêu ngày.

- Sốt có đáp ứng với thuốc hạ sốt không?

- Thuốc hạ sốt đã sử dụng, tên thuốc, liều lượng, thời điểm gần nhất trẻ được dùng thuốc so với thời điểm khám bệnh. Tên các loại thuốc đã sử dụng, thời gian sử dụng và liều lượng.

- Trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm như co giật, nôn tất cả mọi thứ, bỏ ăn, bỏ bú không?

- Các triệu chứng khác đi kèm với sốt như ho, sổ mũi, tiêu chảy, hồng ban, chảy máu…

Theo BS Minh Triết - Website BV Nhi Đồng 1

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Một bé gái 2 tháng tuổi, bụng thường bị căng trướng, không đi tiêu nhiều ngày, nôn ói. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám phát hiện bé bị teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp.

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

'Phép màu' của cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gene bệnh thalassemia

Cùng mang gene bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh thể lặn), cặp vợ chồng ở Hòa Bình đã hai lần mất con vì 'tiên lượng xấu'.

'Phép màu' của cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gene bệnh thalassemia

Trẻ sơ sinh tím tái, thở yếu, người nhà tố kíp trực ca sinh tắc trách

Bác sĩ khoa sản tại Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng (Thái Bình) bị tố tắc trách khiến một trẻ sơ sinh nguy hiểm tính mạng.

Trẻ sơ sinh tím tái, thở yếu, người nhà tố kíp trực ca sinh tắc trách

Cứu thai nhi tràn dịch màng phổi từ trong bụng mẹ

Lần đầu tiên các bác sĩ thành công đặt shunt dẫn lưu màng phổi cho thai nhi 30 tuần tuổi, hút dịch phổi cho thai nhi từ bụng mẹ.

Cứu thai nhi tràn dịch màng phổi từ trong bụng mẹ

Bệnh lý di truyền đơn gene, nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ mất con

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 trẻ dị tật bẩm sinh chào đời, đáng chú ý là tới 80% số trẻ em mắc rối loạn di truyền được sinh ra bởi cha mẹ khỏe mạnh.

Bệnh lý di truyền đơn gene, nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ mất con
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar