09/06/2023 13:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không nên quy định cứng người được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, nên quản lý bằng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, thay vì quy định cứng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp.

Không nên quy định cứng người được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp - Ảnh 1.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trao đổi với đại biểu một số nội dung trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) - Ảnh: Q.P.

Sáng 9-6, tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Đặng Quốc Khánh đã trao đổi lại một số ý kiến của đại biểu.

Về ý kiến của đại biểu nói về tích tụ đất nông nghiệp, ông Khánh nói: "Đúng là bây giờ nên cố gắng tích tụ đất nông nghiệp để có những cánh đồng mẫu lớn và công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào nông nghiệp. Bởi đất đai tủn mủn khó phát triển nông nghiệp".

Theo ông Khánh, muốn vậy phải đảm bảo đủ chỉ tiêu đất nông nghiệp và đảm bảo quy hoạch, cũng như mục đích sử dụng đất theo quy hoạch. Còn nếu quy định cứng, người đó phải sản xuất nông nghiệp mới có quyền nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp sẽ khó.

"Ví dụ bố mẹ làm nông nghiệp, con cái dù đang ở tại địa phương nhưng không làm nông nghiệp nhưng bố mẹ vẫn nên có quyền chuyển cho con để quản lý. Vì vậy, phải cố gắng không khống chế đối tượng trực tiếp sử dụng đất, mà chỉ ràng buộc quy định bắt buộc đảm bảo sử dụng mục đích đúng quy hoạch sử dụng đất. 

Việc này các địa phương cũng phải tuân thủ, không để lợi dụng nhận chuyển nhượng xong đất lại chuyển đổi, không sản xuất...", ông Khánh nói thêm.

Cũng trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu quan tâm đến việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của người dân. Trong đó làm rõ như thế nào là "bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ".

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ: "Bồi thường bằng hoặc tốt hơn tưởng đơn giản nhưng nhức nhối nhất". Theo đó, dù chính quyền địa phương rất nỗ lực, quan tâm chế độ cho người dân bị thu hồi đất nhưng vẫn bị người dân phản ứng, xung đột, mâu thuẫn.

"Ngôi nhà với người dân bị thu hồi không chỉ là không gian sinh hoạt, sinh kế mà còn gắn với làng xóm, tập quán sinh hoạt… Vào khu tái định cư cuộc sống đảo lộn, hàng xóm mới, nghề nghiệp mới", ông Hoan nói.

Theo ông Hoan, các nhà đầu tư nước ngoài khi vào làm dự án họ sẽ khảo sát xã hội học, tâm lý học, dân tộc học… rất kỹ. Ngoài ra, họ còn điều tra về tình trạng việc làm, lứa tuổi, sức khỏe, học vấn… của từng người dân để có phương án hỗ trợ hiệu quả.

"Khâu này mới là khâu quyết định chứ không phải chỉ đơn giá quyết định. Đầu xuôi đuôi mới lọt", ông nói và đề nghị phải có những lớp tập huấn cho đội ngũ giải phóng mặt bằng để chuẩn bị kỹ và tốt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân.

Trao đổi sau đó, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh chia sẻ cuộc sống người dân bằng hoặc tốt hơn sau khi thu hồi đất phải hiểu là tốt hơn về cả về sinh kế, học tập, sản xuất, cộng đồng văn hóa… chứ không chỉ tốt hơn về hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, dự thảo luật cũng cố gắng phân cấp cho địa phương. 

Nếu lãnh đạo địa phương lắng nghe ý kiến người dân, điều tra xã hội học và cố gắng không quy định cứng nhắc các hình thức bố trí tái định cư.

"Ví dụ dân tộc Mông có tập tục, thói quen ở trên núi cao, nếu tái định cư đưa họ xuống dưới thấp sẽ không hợp lý", ông Khánh nói.

Dự án phải thật sự cần thiết mới được thu hồi đất

Quy định về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng không chỉ phải đúng loại dự án quy định trong luật, mà cần quy định dự án đó phải thật sự cần thiết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Trong phương án bố trí trụ sở làm việc mới sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng dự tính đưa các sở đến nhiều vị trí thay vì tập trung tại một tòa nhà như 11 năm nay.

Đà Nẵng tính phương án đưa các sở ra khỏi Trung tâm hành chính

Lưu trú ngắn ngày trong chung cư: Sớm có câu trả lời cho người dân

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết sẽ nghiên cứu, rà soát để báo cáo cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung việc lưu trú ngắn hạn trong chung cư thời gian tới.

Lưu trú ngắn ngày trong chung cư: Sớm có câu trả lời cho người dân

Cà Mau khởi công dự án nhà ở xã hội với gần 1.000 căn hộ liền kề

UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển hạ tầng Á Đông khởi công dự án nhà ở xã hội Dream House ở khóm 5, phường 9, TP Cà Mau.

Cà Mau khởi công dự án nhà ở xã hội với gần 1.000 căn hộ liền kề

10 gian hàng nổi bật tại Triển lãm kiến trúc Venice 2025

10 gian hàng quốc gia nổi bật tại Triển lãm kiến trúc Venice năm 2025 được tạp chí Dezeen chọn lựa giới thiệu.

10 gian hàng nổi bật tại Triển lãm kiến trúc Venice 2025

Khởi công xây dựng lô 13A đô thị mới Nam TP.HCM

Sáng 16-5, Kim Oanh Group và Công ty cổ phần Xây dựng công trình và Đầu tư địa ốc Hồng Quang đã tổ chức sự kiện Lễ ký kết hợp tác & khởi công xây dựng lô 13A thuộc khu chức năng số 13 khu đô thị mới Nam TP.HCM.

Khởi công xây dựng lô 13A đô thị mới Nam TP.HCM

Kon Tum chuyển đổi 96 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội

96 căn hộ tái định cư dự án giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh đi quốc lộ 24 được tỉnh Kon Tum chuyển đổi sang nhà ở xã hội để cho thuê.

Kon Tum chuyển đổi 96 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar