06/01/2017 15:00 GMT+7

​Không nên dùng tăm bông lấy ráy tai

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Theo những hướng dẫn y khoa mới được cập nhật đăng tải trên Tạp chí Tai mũi họng và phẫu thuật đầu, cổ của Mỹ ngày 3-1 khẳng định tăm bông không phù hợp để loại bỏ ráy tai.

Thông tin trong các hướng dẫn y khoa này đều nói không với việc đưa bất cứ thứ gì “nhỏ hơn khuỷu tay vào trong tai”. 

Trong đời sống hàng ngày, hầu hết mọi người đều có thói quen dùng tăm bông bởi nó dường như hoàn hảo để làm vệ sinh lỗ tai. Tuy nhiên, các tác giả cuốn hướng dẫn - ban cố vấn tại Học viện tai mũi họng và phẫu thuật đầu, cổ của Mỹ đã giải thích lý do tại sao lại không nên dùng tăm bông ngoáy tai. 

Tăm bông, kẹp tóc, chìa khóa hay tăm xỉa răng - những vật thể nhỏ hơn khuỷu tay mà chúng ta thường cho vào trong tai - có thể gây ra vết cắt trong ống tai, làm thủng màng nhĩ và làm hỏng chuỗi xương nằm trong tai. Những tổn thương có thể gây mất khả năng nghe, chóng mặt, tiếng vọng trong tai và dẫn tới các bệnh về tai khác.

Theo các chuyên gia, tai người có thể được làm sạch một cách tự nhiên. Cơ thể của chúng ta sản xuất ra ráy tai để giữ tai được bôi trơn, sạch và được bảo vệ. Các chất bẩn, bụi hay thứ gì khác có thể xâm nhập vào tai sẽ mắc kẹt vào ráy tai, giữ cho những bụi bẩn không tiến sâu hơn vào ống tai. Chuyển động hàm thông thường từ nói đến nhai, cùng với sự phát triển của da trong ống tai, thường giúp di chuyển ráy tai cũ từ bên trong ra bên ngoài, nơi nó được rửa sạch khi tắm.

Theo Tiến sĩ James Battey, Giám đốc Viện quốc gia về chứng điếc và các rối loạn giao tiếp khác, cuốn hướng dẫn y khoa bao gồm danh sách “Những việc nên và không nên làm” dành cho mọi người và một danh sách dành cho những người quá nhiều ráy tai, tình trạng phổ biến ở người già. 

Ráy tai tích tụ có thể xảy ra khi quá trình tự làm sạch của tai không diễn ra trơn tru. Kết quả là khối ráy tai tích tụ bịt lại ống tai, cản trở việc nghe. Theo ông Battey, trường hợp này nếu sử dụng tăm bông còn làm ráy tai bị đẩy sâu vào trong ống tai và dẫn tới tổn hại màng nhĩ. Ông nói thêm rằng có khoảng 2% người trưởng thành rơi vào trường hợp này và đi khám bác sĩ vì có triệu chứng mất thính lực. 

Theo Tiến sĩ Seth Schwartz, chủ tịch nhóm biên soạn cuốn hướng dẫn y khoa mới của Học viện tai mũi họng và phẫu thuật đầu, cổ của Mỹ, hầu hết mọi người đều có và nên có ráy tai. Ông Schwartz nêu rõ rằng chỉ khi có quá nhiều ráy tai hay bạn có các triệu chứng đau đớn, chảy máu hay khó nghe, thì lúc đó nên tìm tới sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: tăm bông lấy ráy tai

Tin cùng chuyên mục

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar