19/09/2021 11:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không gục ngã

TỰ TRUNG
TỰ TRUNG

TTO - Có rất nhiều chiến sĩ từ các đơn vị điều tra, an ninh, công an phường, cảnh sát giao thông... nhiễm COVID-19. Với họ, dù bệnh nặng hay nhẹ đều mang một tinh thần lạc quan không gục ngã.

Không gục ngã - Ảnh 1.

Thể hiện tinh thần lạc quan vượt qua dịch bệnh với mong muốn sau khi khỏi bệnh sẽ trở lại tuyến đầu

Nhiều tháng nay, lực lượng công an các tỉnh phía Nam cũng như công an TP.HCM luôn tiên phong, làm nòng cốt trong cuộc phòng chống đại dịch.

Cuộc chiến nào cũng phải có thương vong như lời Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại buổi khánh thành Bệnh viện dã chiến Phước Lộc (huyện Nhà Bè, TP.HCM): đã có hơn 2.000 chiến sĩ công an mắc bệnh và cũng đã có nhiều chiến sĩ hy sinh.

Tại Bệnh viện 30-4 và Bệnh viện dã chiến Phước Lộc (thuộc Bộ Công an), nhiều chiến sĩ bị F0 đang điều trị tại đây luôn thể hiện một tinh thần kiên cường, lạc quan và ôm ấp tâm nguyện sau khi khỏi bệnh sẽ tiếp tục ra tuyến đầu cùng đồng đội.

Thượng tá Cao Thị Hồng Tươi, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Công an TP.HCM, ngay từ khi dịch bệnh xảy ra đã không quản ngày đêm đảm nhận tiếp nhận hàng hóa ra tuyến đầu, các khu cách ly. 

"Khi biết mình bị nhiễm, lúc đầu sức khỏe có yếu nhưng được chăm sóc uống thuốc, tập thể lực theo phác đồ của bác sĩ, đến nay sức khỏe đã phục hồi. Hy vọng sẽ sớm bình phục để cùng anh em tiếp tục ra tuyến đầu" - chị Hồng Tươi chia sẻ.

Nữ bác sĩ Lài của Bệnh viện Chí Hòa cũng không khỏi bất ngờ khi bị nhiễm bệnh. Bác sĩ Lài điều trị bệnh cho phạm nhân, giờ đây là bệnh nhân, được các bác sĩ đồng nghiệp trong bộ đồ bảo hộ cấp 4 dặn dò từng thời điểm uống thuốc, tập thể dục.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Thủy - Bệnh viện 119, Đà Nẵng - tăng cường vào TP.HCM cũng bị nhiễm. Trong lúc điều trị, bất ngờ Thủy gặp lại người thầy - bác sĩ Trần Quang Pháp (phó giám đốc Bệnh viện dã chiến Phước Lộc) khi ông thăm khám cho mình.

Không gục ngã - Ảnh 2.

Những chiến sĩ nữ ở các đơn vị Công an TP.HCM điều trị theo phác đồ và luyện tập tăng cường thể lực để vượt qua dịch bệnh

Không gục ngã - Ảnh 3.

Chiến sĩ công an đan len toát lên vẻ đẹp nữ tính

Không gục ngã - Ảnh 4.

Các y bác sĩ tuyến đầu Bệnh viện dã chiến Phước Lộc chăm sóc những đồng đội “bị thương”

Không gục ngã - Ảnh 5.

Anh cảnh sát khu vực dù bị nhiễm vẫn cố gắng vận động phụ giúp đồng đội

Không gục ngã - Ảnh 6.

Hai thầy trò bác sĩ Pháp và điều dưỡng Thủy gặp nhau trong hoàn cảnh thầy thuốc và người bệnh

Không gục ngã - Ảnh 7.

Các bác sĩ chăm sóc đồng nghiệp bị nhiễm COVID-19 trở nặng phải thở máy

Không gục ngã - Ảnh 8.

Bác sĩ Lài (Bệnh viện Chí Hòa) đang điều trị bệnh COVID-19

Tiếc thương những chiến sĩ công an hy sinh trong 'cuộc chiến' chống COVID-19

TTO - Là một trong lực lượng tuyến đầu chống COVID-19, các cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã phải căng mình để 'chiến đấu' quả cảm với đại dịch, có những chiến sĩ trẻ đã 'ngã xuống' vì bình yên của nhân dân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Chỉ vài năm kể từ khi thực hiện cuộc vận động "hai không", cảnh gian lận thi cử lại tái phát.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

Đoàn y bác sĩ tình nguyện TP.HCM đón trung bình 500 lượt người dân đến khám mỗi ngày tại Attapeu, Lào.

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm

Nếu tính từ mốc 2006, khi môn ngoại ngữ lần đầu thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì cuộc chuyển đổi từ đề thi tự luận sang trắc nghiệm đã kéo dài gần 20 năm.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar