28/05/2015 15:37 GMT+7

Từ cô độc đến vô cảm

LÊ PHƯƠNG TRÍ
LÊ PHƯƠNG TRÍ

TTO - Đọc loạt bài về “Vô cảm từ trong gia đình”, tôi chợt nhớ đến cuộc gặp gỡ với một nhóm học sinh cũ của tôi trong quán nước gần một trung tâm giáo dục ngoài giờ mới đây.

Không tạo áp lực với con là giúp con gần gũi với gia đình - Ảnh: Thuận Thắng

Các em đều là học sinh khá giỏi đang học bán trú tại một trường THPT của thành phố. Sau những lời thăm hỏi, các em cho biết tan học là các em đến trung tâm học ngay và vừa học xong là vào quán uống nước.

Đã hơn 9 giờ tối,thấy các em cứ mãi hàn huyên tâm sự, tôi hối các em về nhà để ba mẹ mong. Các em bỗng nhao nhao lên : “Phải ba mẹ đang mong ở nhà thì vui biết mấy , giờ này chưa ai về đâu, chỉ có ô-sin thôi, thầy ơi.”;”Về sớm làm gì thầy, bây giờ về ba mẹ cũng vô phòng nghỉ rồi, em cũng ăn cơm một mình, rồi xem tivi hay lên net”;” Phải chi mình học nội trú luôn há.

Có bạn bè trò chuyện, có thầy cô để tâm sự hỏi han, vui hơn…”, “Ba mẹ con ly hôn rồi thầy ơi, ai cũng có gia đình mới, gửi tiền về cho ngoại nuôi con. Ngoại la hoài, mà la con thì chửi cả ba mẹ con, chán lắm thầy ơi!”....

Các em không muốn về nhà! Một thực tại đáng buồn mà khá nhiều phụ huynh không nghĩ đến. Hiện nay , đa số cha mẹ chỉ mãi lo công việc mưu sinh, lo kiếm tiền để lo cho tương lai con cái. Gia đình khó khăn về kinh tế thì bỏ mặc các em cho nhà trường.

Gia đình có kinh tế ổn định hay khá giả cũng lao vào kiếm tiền, chạy lo cho con một trường tốt, có tiền đóng cho con học thêm các nơi …và nghĩ rằng đã chăm lo cho các em như thế là đầy đủ. Ở cái tuổi đang lớn, nhu cầu được chia sẻ , muốn được mọi người quan tâm là rất quan trọng, thế mà cha mẹ , gia đình không là nơi chốn các em cần thiết thì thật là tai hại.

Gia đình không thật sự là tổ ấm, các em không tìm thấy một sự chia sẻ, một tình cảm gắn bó thắm thiết từ những người thân. Các em dường như không được chỉ dạy từ những điều nhỏ nhặt về sự thể hiện quan tâm đến nhau. Một bữa cơm chung của cả gia đình trong ngày dường như thật hiếm hoi trong gia đình hiện tại, một chương trình, một bộ phim trên truyền hình để cả nhà cùng xem để cùng bàn luận dường như quá xa vời.v.v.

Một bữa cơm chung để con phụ mẹ dọn cơm, để mọi người để ý xem hôm nay sao ba, mẹ hay con cái ăn ít vì mệt mỏi hay có chuyện buồn để quan tâm đến nhau hơn. Một bộ phim, một chương trình truyền hình cả nhà cùng xem chung để trao đổi bộc lộ những suy nghĩ của riêng mình để mọi người hiểu nhau hơn,…gần như không có.

Ba mẹ và con cái không có thời gian bên nhau thì làm sao ba mẹ có thể gần gũi mà dạy con những điều hay lẽ phải, uốn nắn con cái những điều sai trái hay con cái có thể thể hiện sự quan tâm của mình với người thân trong gia đình.

Các em vô cảm trong gia đình nhưng lại mạnh dạn thể hiện sự quan tâm chia sẻ của mình với bạn bè, người quen của mình nhất là trên các mạng xã hội. Bạn bè, những người lớn không phải là người thân trong gia đình bỗng trở nên cần thiết, quan trọng với trẻ hơn cha mẹ, anh chị em trong gia đình là điều đáng lo ngại.

Năm nào họp phụ huynh đầu năm, tôi cũng thường nói với phụ huynh: “Đi làm về mệt nhưng nếu có khách, phụ huynh cũng phải dành thời gian để tiếp. Vậy phụ huynh hãy xem con mình là những người khách quý mà dành nhiều thời gian trò chuyện, hỏi han, chia sẻ cùng con cái.”

Các em vô cảm vì các em cô độc ngay trong ngôi  nhà của mình từ nhỏ! Đừng để gia đình là nơi trẻ không muốn về. Đừng để trẻ phải cô độc trong chính ngôi nhà của mình để rồi vô cảm với chính người thân của mình!

 Vô cảm và cô đơn

Vô cảm hầu như đều xảy ra trong tất cả các gia đình hiện nay, chỉ khác ở mức độ nặng hay nhẹ và các thành viên trong gia đình có cảm nhận được hay không mà thôi! Xã hội ngày càng văn minh, công nghệ thông tin đã làm thay cho con người tất cả, các mạng xã hội cuốn hút con người sống cuộc sống ảo nên chúng ta trở thành robot và robot thì đương nhiên là vô cảm!

Đừng vội than thở, giới trẻ cô đơn và người già cũng cô đơn, tất cả chúng ta đều cô đơn giữa cuộc sống “phẳng” này! Đó là qui luật, không thể thay đổi bởi không gì tồn tại mãi mãi, nó thay da đổi thịt hàng ngày và “nó” cũng phải “đấu tranh để sinh tồn”.

Ai mà không muốn sống trong một gia đình mà các thành viên  tôn trọng lẫn nhau, hiểu nhau, quan tâm lẫn nhau? Khổ một nỗi “cái tôi” quá lớn và “cái sĩ diện” quá to khiến chúng ta không tìm được tiếng nói chung, cha mẹ vô cảm vì con cái đã khiến họ phải vô cảm và con cái vô cảm vì cha mẹ đã buộc họ phải vô cảm.

Tôi nghiệm ra rằng trên đời này không bao giờ được cả đôi đàng, cha mẹ nào yêu thương con cái, quan tâm đến con cái thì y như rằng con cái hỗn hào, làm tổn thương cha mẹ, ngược lại có những đứa con ngoan ngoãn, yêu thương cha mẹ thì suốt ngày bị cha mẹ càm ràm, than thở ỉ ôi. Chúng ta đổ lỗi cho nhau, đẩy nhau ra xa và trách móc lẫn nhau.

Thôi thì để giải thoát cho nhau, chúng ta nên ở riêng (vợ chồng già cũng nên ở riêng chứ không chỉ con cái) trưởng thành rồi, đủ lông đủ cánh rồi xin mời bay đi để không làm phiền người khác và cũng để người khác không làm phiền mình!

Muốn được hạnh phúc chúng ta hãy thương yêu chính bản thân mình và bớt thương yêu người khác. Tôi cô đơn nên tôi vô cảm và vì vô cảm nên tôi cô đơn, cái vòng luẩn quẩn rối bời ấy không bao giờ tháo gỡ được. Tất cả chúng ta từ già đến trẻ, từ ông bà đến cha mẹ và con cái đều là nạn nhân của thời đại ngày nay, tất cả đều đáng thương!

NGUYỄN THỊ ÁNH THỦY (TP. HCM)

LÊ PHƯƠNG TRÍ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar