30/05/2019 09:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không để người dân bù giá điện cho doanh nghiệp thép, ximăng...

PGS.TS NGÔ TRÍ LONG
PGS.TS NGÔ TRÍ LONG

TTO - Người dùng ít điện hơn đang phải trả giá cao hơn để hỗ trợ người tiêu thụ nhiều điện - trong đó có bộ phận không nhỏ các ngành tiêu thụ điện năng rất lớn như ngành thép, ximăng, hóa chất. Điều này cần xem lại.

Không để người dân bù giá điện cho doanh nghiệp thép, ximăng... - Ảnh 1.

Thép xây dựng thành phẩm được sản xuất tại một nhà máy thép ở Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: Đ.H.

"Đến lúc siết lại các ngành tiêu tốn điện?" là câu hỏi cần câu trả lời. Theo tôi, sau một thời gian điện sinh hoạt phải bù lỗ cho điện sản xuất, đã đến lúc xem lại.

Sau khi Chính phủ quy định giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công thương được giao xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện, bao gồm: sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt...

Giá bán lẻ điện cho các đối tượng trên có sự phân biệt khác nhau. Vì vậy, trong chính sách giá điện có sự bù chéo. Hiện người sử dụng điện sinh hoạt và kinh doanh phải trả giá điện cao hơn giá bán lẻ bình quân. Giá bán lẻ điện cho khối công nghiệp thấp hơn so với giá bán lẻ điện sinh hoạt và kinh doanh.

Theo số liệu 2018, khối sản xuất công nghiệp tiêu thụ đến 54% lượng điện năng của cả nước, trong khi điện sinh hoạt chỉ chiếm 35%, điện cho kinh doanh chỉ chiếm 9% và điện cho nông-lâm-thủy sản chiếm khoảng 2%.

Nói cách khác, người dùng ít điện hơn lại phải trả giá cao hơn để hỗ trợ người tiêu thụ nhiều điện - trong đó có bộ phận không nhỏ các ngành tiêu thụ điện năng rất lớn như ngành thép, ximăng, hóa chất. Giá bán điện thấp đã không tạo ra sức ép buộc các nhà sản xuất thay đổi công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiết kiệm điện, hiệu suất cao.

Từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê, thấy một điều bất hợp lý là khối công nghiệp chỉ đóng góp 34% trong tổng thu nhập GDP nhưng tiêu thụ tới 54% sản lượng điện năng của cả nước, trong khi chỉ 9% sản lượng điện trong kinh doanh làm ra đến 41% GDP, 2% sản lượng điện của nông-lâm-thủy sản làm ra đến 18% GDP.

Điều này dẫn đến việc hiệu quả sử dụng điện của Việt Nam rất thấp so với thế giới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chỉ số sử dụng điện hiệu quả ở Việt Nam rất thấp (1kWh của Việt Nam chỉ làm ra 1,27 USD, chưa bằng một nửa so với mức trung bình của thế giới).

Hơn nữa, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vào loại trung bình thấp của thế giới, giá điện sinh hoạt phải bù chéo cho sản xuất công nghiệp, ảnh hưởng tới đời sống của người dân, giảm sức mua. Điều này cần phải được xem xét lại.

Có ý kiến cho rằng giá điện sản xuất thấp vì EVN đang bán trực tiếp đến chân nhà máy, sản lượng lớn trong khi chi phí lưới truyền tải thấp. Thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng vậy.

Cần tính toán và công khai liệu việc này có giảm được chi phí bao nhiêu, tương ứng mức giá nào. Không nên để người dân phải bù tiền điện cho các doanh nghiệp sản xuất. Cần xây dựng mức giá bán lẻ điện cho khối sản xuất công nghiệp bằng mức giá bán lẻ điện sinh hoạt.

Thu nhập và đời sống người dân đã có sự cải thiện, các thiết bị sử dụng điện tối thiểu trong gia đình đã nhiều hơn. Hiện nay, mức tiêu thụ điện phổ biến của người dân trong khoảng 201-300 kWh, mức giá ở các bậc này không nên quá cao so với mức giá bán lẻ bình quân như hiện nay. Còn mức giá tiêu dùng trên 400kWh có thể rất cao, vì những đối tượng tiêu dùng ở bậc này là những người khá giả.

Nếu quy định như trên, mỗi khi giá bán lẻ điện bình quân tăng thì đại đa số người tiêu dùng ở mức tiêu dùng điện phổ biến không chịu sự tác động lớn. Còn những đối tượng khá giả và thượng lưu sử dụng nhiều điện phải chịu mức giá cao. Điều này đáp ứng yêu cầu sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và chính sách an sinh xã hội trong giá điện.

Làm sao để cơ cấu biểu giá bán lẻ điện đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hợp lý, có vậy sẽ dễ hơn trong tạo sự đồng thuận của xã hội về giá điện.

Đến lúc siết các ngành tốn nhiều điện như thép, ximăng...?

TTO - Nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, nhiều nhà máy chậm tiến độ làm hệ thống điện từ chỗ có mức dự phòng 20-30% hiện cơ bản không còn.

PGS.TS NGÔ TRÍ LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một công ty may giảm 1.300 nhân sự, nay phát hành cổ phiếu để… trả lương

Công ty cổ phần May Thanh Trì từng có gần 1.500 lao động (năm 2002), nhưng cuối 2024 chỉ còn 147 người. Việc giảm nhân sự diễn ra nhiều năm trở lại đây...

Một công ty may giảm 1.300 nhân sự, nay phát hành cổ phiếu để… trả lương

Đại biểu: Người từ 16 tuổi góp vốn thành lập doanh nghiệp, mở quán trà sữa tại sao không?

Sáng 20-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Đại biểu: Người từ 16 tuổi góp vốn thành lập doanh nghiệp, mở quán trà sữa tại sao không?

Thủ tướng: 'Tại sao cùng chính sách, có nơi làm tốt, nơi làm không tốt?'

Sáng 20-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, với mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).

Thủ tướng: 'Tại sao cùng chính sách, có nơi làm tốt, nơi làm không tốt?'

Vì sao con trai ông Trump và lãnh đạo Tập đoàn Trump đến Việt Nam?

Con trai và con dâu của Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng lãnh đạo của Tập đoàn Trump Organization sẽ đến Việt Nam và có chuyến thăm TP.HCM.

Vì sao con trai ông Trump và lãnh đạo Tập đoàn Trump đến Việt Nam?

Từng được tỉ phú Musk khẳng định là 'tài sản tăng giá', xe Tesla giờ rớt giá không phanh

Hãng xe điện Tesla lần đầu tiên chấp nhận thu mua lại dòng Cybertruck đã qua sử dụng, nhưng mức giá chỉ còn 65.000 USD cho chiếc bán tải trị giá 100.000 USD sau một năm sử dụng khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Từng được tỉ phú Musk khẳng định là 'tài sản tăng giá', xe Tesla giờ rớt giá không phanh

Lê Thành Công, nhân vật kín tiếng cùng hoa hậu Thùy Tiên tham gia nhiều công ty, là ai?

Lê Thành Công là cổ đông sáng lập, nắm giữ số vốn góp lớn thứ hai tại Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt. Nhân vật này cũng từng hợp tác với hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trong một doanh nghiệp khác bán nước hoa có trụ sở tại Hà Nội.

Lê Thành Công, nhân vật kín tiếng cùng hoa hậu Thùy Tiên tham gia nhiều công ty, là ai?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar