11/11/2016 10:33 GMT+7

Không để lợi dụng kẽ hở đưa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam

THẠCH HÀ - ĐỨC BÌNH
THẠCH HÀ - ĐỨC BÌNH

TTO - Chủ nhiệm ủy khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã nêu vấn đề này tại buổi Quốc hội thảo luận về dự án luật khoa học công nghệ (sửa đổi) sáng 11-11.

Ông Phan Xuân Dũng - Ảnh: Quốc hội

Là người đứng đầu cơ quan thẩm tra dự án luật này, ông Phan Xuân Dũng nói mục tiêu lớn nhất của luật là phải làm sao để Bộ khoa học công nghệ và những người quản lý khoa học công nghệ can thiệp được vào quá trình tiếp nhận công nghệ, đặc biệt là công nghệ từ nước ngoài vào. Trong các dự án hiện nay, việc cơ quan quản lý nhà nước tiếp cận với công nghệ của nhà đầu tư là rất khó.

Ông Phan Xuân Dũng nói: “Ví dụ như Formosa khi vào Việt Nam họ nói họ là tập đoàn giàu có, là tập đoàn công nghệ cao nhưng khi ta không chặt chẽ, kiểm tra không kỹ thì có thể họ lách ngay, đưa công nghệ không phù hợp vào. Điển hình nhất là chỗ luyện cốc khô sang luyện cốc ướt. Hoặc ngay việc xử lý nước trước lúc đưa ra khỏi khu vực nhà máy là phải có hồ điều hòa”.

Xa hơn là dự án bôxit Tây Nguyên, ông Phan Xuân Dũng cũng nói nhà đầu tư hứa sẽ đưa công nghệ cao vào nhưng cũng không phải vậy. 

“Vì vậy trong luật này phải có quy định thế nào để kiểm soát được vấn đề công nghệ. Chúng tôi đã nêu rất nhiều để Bộ khoa học công nghệ thay mặt Chính phủ sửa đổi. Tuy nhiên trong dự thảo thì sửa đổi cũng chưa được như mong muốn và hai bên đang ngồi lại để làm sao có luật đáp ứng để nước ngoài không lợi dụng kẽ hở để đưa công nghệ lạc hậu vào” - ông Phan Xuân Dũng cho biết.

Theo ông Dũng vẫn có một cái khó là hình thành luật Khoa học công nghệ (sửa đổi) cũng bị dính vào một số điều của luật đầu tư, luật giá... Những bộ ngành liên quan như Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã có văn bản chính thức đề nghị không đưa các điều luật mà ban soạn thảo mong muốn đưa vào. “Đó là một số khó khăn mà chúng tôi đang rà soát” - Chủ nhiệm ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội cho biết.

Chuyển giao công nghệ cần tránh như Formosa

Về dự án Luật chuyển giao công nghệ, đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cho rằng đây là bộ luật quan trọng vì Đảng, Nhà nước đã xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, và “khoa học công nghệ chỉ có ý nghĩa nếu nó được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất kinh doanh”.

Theo ông Bình, chúng ta còn quá nhiều bất cập, mà luật trước chúng ta thực hiện chưa hiệu quả. Chính sách của nhà nước về chuyển giao công nghệ còn chưa rõ nét, chưa đủ mạnh. Vì thế đại biểu này ủng hộ việc sửa đổi luật chuyển giao công nghệ để từ đó “chúng ta phải ưu tiên những ngành, lĩnh vực chủ chốt, mũi nhọn”.

Đại biểu Nguyễn Quốc Bình cho rằng luật mới cần tập trung nhiều hơn cho nông nghiệp, nông thôn và phải có chích sách khuyến khích mạnh mẽ đội ngũ các nhà khoa học làm việc ở lĩnh vực này.

Đặc biệt, đại biểu Bình nhấn mạnh: “Từ kinh nghiệm Formosa, việc chuyển giao công nghệ cần cẩn trọng, không thể biến ta thành bãi rác, nhập công nghệ lạc hậu về thì tốn tiền của dân. Phải có thẩm định về khoa học công nghệ ở tất cả các dự án, ở tất cả các doanh nghiệp. Nhà nước phải tập trung quản lý, thắt lại các dự án đầu tư nước ngoài”.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan (Giám đốc Học viên nông nghiệp Việt Nam) cũng cho rằng cần thu hút được đội ngũ nhân lực chất lượng cao bằng những chính sách tốt, để chuyển giao, hoàn thiện các công nghệ tiên tiến. Bổ sung chính sách ưu đãi, ưu tiên mạnh mẽ cho các trường, viện, học viện, doanh nghiệp có chuyển giao khoa học công nghệ. Cần nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp. Cần có chính sách để thúc đẩy phát triển công nghệ, sản phẩm chủ lực quốc gia.

THẠCH HÀ - ĐỨC BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar