09/04/2017 10:01 GMT+7

Không đánh đổi môi trường, đâu có dễ

HUỲNH HIẾU
HUỲNH HIẾU

TTO - Hãy thu hút các dự án để đưa Phú Yên giàu có hơn nhưng điều tiên quyết là phải giữ rừng. Không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường. Đó cũng là bài học cho nhiều tỉnh thành.

Dự án phát trắng rừng tự nhiên để nuôi bò ở Phú Yên đang phải tạm dừng để rà soát lại việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp ở tỉnh này. Một lần nữa, người ta lại nhớ đến chủ trương của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường.

Nhiều người cho rằng lãnh đạo Phú Yên đã không rút kinh nghiệm từ Bình Phước. Tháng 8 năm ngoái, Bình Phước cũng đã cho hạ hàng trăm hecta rừng để nuôi bò, để rồi sau đó dự án này phải đình chỉ và ông Nguyễn Văn Trăm - chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước - phải xin lỗi Chính phủ vì để mất rừng.

Theo công bố hiện trạng rừng gần nhất của Bộ NN&PTNT (tháng 7-2016), VN hiện còn 10,175 triệu hecta rừng. Thực tế từ nhiều năm cho thấy rừng tự nhiên ở VN vốn bị mất nhiều vì nạn khai thác bừa bãi và đốt rừng làm rẫy, lại bị mất nhiều hơn kể từ khi chuyển đổi đất rừng để làm các dự án kinh tế.

Các dự án trồng cao su và cà phê “nuốt” hàng ngàn hecta rừng ở Tây Nguyên. Các dự án thủy điện đã buộc phải “hi sinh” nhiều cánh rừng phòng hộ. Giờ lại đến lượt các dự án chăn nuôi lăm le lấy tiếp hàng trăm hecta rừng tự nhiên.

Chăn nuôi đại gia súc thường gắn liền với các bình nguyên đồng xanh cỏ mượt, sao lại tiến vào các cánh rừng tự nhiên?

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên lý giải đây là một dự án lớn có vai trò rất quan trọng với địa phương, “sẽ thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao giá trị hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp. Qua đó, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới”.

Có nên đánh đổi rừng chỉ vì mục đích kinh tế? Có thể lợi ích của dự án nuôi bò mang lại là không nhỏ cho Phú Yên nhưng nhiều chuyên gia cho rằng rừng tự nhiên còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn về môi trường và lưu giữ không gian văn hóa cho cư dân bản địa. Vì thế phải cân nhắc khi đụng đến rừng.

Chuyện giữ rừng, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế luôn nóng bỏng. Mới đây, hồi giữa tháng 3-2017, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Tây Nguyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại nhấn mạnh phải giữ rừng một cách quyết liệt:

“Cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ. Bảo vệ rừng chính là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ an ninh của vùng được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương này mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước...”.

Dự án nuôi bò ở Phú Yên đang tạm dừng, không loại trừ khả năng được tiếp tục thực hiện, “nếu dự án có khả năng phát triển chăn nuôi, nông nghiệp thay vì cánh rừng đó không thể phát triển được” theo như ý kiến của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo quý 1-2017.

Thế nhưng, dõi theo diễn biến từ Phú Yên, phản hồi qua dư luận, nhiều người nhắn gửi lãnh đạo tỉnh này là hãy thu hút các dự án để đưa Phú Yên giàu có hơn nhưng điều tiên quyết là phải giữ rừng trước đã.

Và đó cũng là bài học cho nhiều tỉnh thành khác, bởi vì việc thực hiện chủ trương không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường là việc làm không hề dễ dàng.

HUỲNH HIẾU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar