30/10/2013 07:30 GMT+7

Không công nhận "TS quốc tế học bằng... tiếng Việt"

VŨ BÌNH
VŨ BÌNH

TT - Nhiều bạn đọc bày tỏ bức xúc trước việc nhiều người học tiến sĩ quốc tế bằng tiếng Việt do một trường ĐH tại Philippines cấp bằng (Tuổi Trẻ 28-10). Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết không công nhận văn bằng của chương trình này.

* Học tiến sĩ thế này phải chăng là để có cái bằng, để thăng tiến và có thể chạy sô giảng dạy ở các trường ĐH? Theo tôi, bản chất của việc làm tiến sĩ là nghiên cứu. Bằng tiến sĩ chỉ là một chứng chỉ xác nhận bạn có khả năng nghiên cứu và đóng góp cho sự phát triển của khoa học. Để chứng minh được khả năng nghiên cứu của mình, bạn phải có khả năng đọc, viết báo khoa học và xuất bản công trình nghiên cứu của mình trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Nếu không có khả năng về tiếng Anh thì làm sao bạn có thể tham khảo các bài báo quốc tế? Làm sao bạn có thể biết rằng liệu công trình bạn đang theo đuổi đã được nước ngoài xuất bản rồi hay chưa? Làm sao bạn có thể đăng bài của mình ở các hội nghị quốc tế (chưa kể là hội nghị quốc tế có chất lượng)? Việc làm tiến sĩ thông qua phiên dịch là hết sức phản khoa học bởi vì người phiên dịch không nắm rõ chuyên ngành nghiên cứu và không thể truyền đạt một cách đúng đắn bản chất của một công trình khoa học.

* Một thực trạng đáng buồn là trong bộ máy nhà nước không hiếm người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ được các tổ chức nước ngoài cấp bằng nhưng “mù” ngoại ngữ. Vấn nạn sính bằng cấp như hiện nay bởi từ lâu xã hội đã có thói quen đánh giá trình độ con người dựa vào văn bằng, chứng chỉ mặc dù hai khái niệm “học vị” và “trình độ” là hoàn toàn khác nhau. Nếu chúng ta còn quan niệm trình độ con người đồng nghĩa với bằng cấp thì nhu cầu lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ còn gia tăng thay cho việc học tập, nghiên cứu khoa học thực chất.

* Cơ quan tôi đang có phong trào học tiến sĩ ở Philippines. Họ vẫn đi làm bình thường. Một năm họ sang bên đó khoảng hai tuần, 3-4 năm sau nghiễm nhiên thành tiến sĩ! Tôi nghĩ các chương trình quốc tế nên chú ý đến chất lượng. Đa số người học dạng liên kết từ xa này thi rớt đầu vào ở những trường uy tín trong nước nên tìm con đường học khác dễ dàng hơn.

* Hiện nay một số trường, trung tâm hay công ty đang tiếp thị học tiến sĩ không cần biết tiếng Anh, chỉ cần vài lần qua nước ngoài, mỗi lần vài ngày là có bằng tiến sĩ, không chỉ các đại học Philippines mà hiện nay một số đại học Malaysia cũng đang tiếp thị dạng học này. Đề nghị các trường đại học, cao đẳng và Bộ GD-ĐT ngăn chặn việc này, không công nhận và tuyển dụng các tiến sĩ học các chương trình như thế, nếu không khoảng vài năm nữa VN đầy tiến sĩ dạng này mà kiến thức không thực chất.

Không công nhận văn bằng

PGS.TS Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT, cho biết có một số người mang bằng tiến sĩ của ĐH Bulacan với hình thức đào tạo như Tuổi Trẻ phản ánh đến cục để công nhận văn bằng. Cục đã kiểm tra và phát hiện đây là hình thức đào tạo từ xa, có hướng dẫn đúng như nội dung bài viết. Với hình thức đào tạo như vậy, cục đã tạm giữ lại và chưa công nhận văn bằng. Chương trình này chưa được phê duyệt nên bằng cấp sẽ không được công nhận.

Theo khoản 2, điều 3 quyết định 77 của Bộ GD-ĐT, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD-ĐT VN cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại VN. Ông Nghĩa nói thêm hiện nay Bộ GD-ĐT chưa phê duyệt bất kỳ chương trình đào tạo từ xa nào của ĐH Bulacan tại VN.

VŨ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vào lớp 10 chỉ cần 2,5 điểm: Hiệu trưởng nói gì?

Một trường ở Nghệ An thông báo điểm xét tuyển vào lớp 10 đợt 2 là 2,5 điểm.

Vào lớp 10 chỉ cần 2,5 điểm: Hiệu trưởng nói gì?

Nhiều chỉ số giáo dục TP.HCM đứng đầu cả nước sau sáp nhập

TP.HCM (mới) có quy mô học sinh, số trường học lớn nhất cả nước. Tuy nhiên một số chỉ số khác của ngành giáo dục thành phố không đứng đầu.

Nhiều chỉ số giáo dục TP.HCM đứng đầu cả nước sau sáp nhập

Giúp con 'cai' điện thoại

Mỗi khi hè về, điện thoại lại trở thành "người bạn thân" của nhiều trẻ khi thời gian rảnh rỗi kéo dài nhưng lại thiếu các hoạt động thay thế lành mạnh.

Giúp con 'cai' điện thoại

Những câu chuyện đẹp mùa thi 2025

Có những thí sinh ngoài 40, thậm chí 50 tuổi vẫn quyết tâm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cùng những chia sẻ thú vị.

Những câu chuyện đẹp mùa thi 2025

Ngành giáo dục TP.HCM định hướng sau sáp nhập: Trường học hạnh phúc

Ngày 3-7, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức buổi họp giao ban đầu tiên với cán bộ, công chức, người lao động cơ quan sở sau khi sáp nhập.

Ngành giáo dục TP.HCM định hướng sau sáp nhập: Trường học hạnh phúc

Chọn trường quốc tế cho con - Chiến lược đầu tư dài hạn

Việc lựa chọn ngôi trường phù hợp cho con là chọn một môi trường phát triển, một định hướng tương lai và một cộng đồng sẽ cùng đồng hành, nuôi dưỡng nhân cách và trí tuệ của con.

Chọn trường quốc tế cho con - Chiến lược đầu tư dài hạn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar