29/06/2017 16:50 GMT+7

​Không chủ quan với bệnh máu nhiễm mỡ

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Bệnh máu nhiễm mỡ có tên khoa học là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu. Hiện nay, rất nhiều người mắc căn bệnh này và có xu hướng xuất hiện ở những người trẻ tuổi.

Theo khảo sát của hội tim mạch Việt Nam thì 30% dân số nước ta mắc bệnh máu nhiễm mỡ, trong đó 50% bệnh nhân ở lứa tuổi trung niên (nam trên 55 tuổi, nữ trên 45 tuổi). Ngoài ra, những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ có thể ở bất kỳ lứa tuổi nào từ trẻ em, thanh thiếu niên, trung niên và người cao tuổi.

Bệnh máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một trong bốn thông số lipid bị rối loạn: Cholesterol, Triglycerid, HDL-C (cholesterol tỉ trọng phân tử cao ), LDL-C (cholesterol tỉ trọng phân tử thấp). Rối loạn lipid máu thường được phát hiện cùng lúc với một số bệnh lý tim mạch, nội tiết và chuyển hóa. Các bệnh lý đó ngày càng có xu hướng gia tăng.

Bệnh máu nhiễm mỡ là bệnh lý sinh học xảy ra sau một thời gian dài mà không được nhận biết vì không có triệu chứng đặc trưng. Phần lớn triệu chứng lâm sàng của rối loạn lipid máu chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao và kéo dài hoặc gây ra các biến chứng ở cơ quan như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, hay viêm tụy cấp. Rối loạn lipid máu thường được phát hiện muộn trong nhiều bệnh lý khác nhau của nhóm bệnh tim mạch, nội tiết, chuyển hóa.

Nguyên nhân

Hiện nay, người béo, người gầy, người cao tuổi thậm chí cả những người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân của bệnh máu nhiễm mỡ có thể chia 4 loại:

- Do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý: ăn nhiều đường, mỡ động vật, gan, trứng, bơ, sữa, pho mát và các thực phẩm chế biến sẵn; uống nhiều rượu, bia;

- Sinh hoạt: Ít hoạt động thể lực, hút nhiều thuốc lá; rối loạn về gen, có tính chất gia đình: điều này giải thích tại sao những người béo thường có kèm rối loạn lipid máu, nhưng ở những người gầy cũng có tình trạng rối loạn lipid máu;

- Rối loạn thứ phát do một số bệnh lý: Đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư, xơ gan;

- Do dùng một số thuốc gây rối loạn lipid máu: Corticoid, thiazid, estrogen, chẹn beta giao cảm.

Bệnh máu nhiễm mỡ là một bệnh lý rất nhiều người mắc hiện nay và lại có thể dễ dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm khác như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tiểu đường… Tuy nhiên, nhiều người dân hiện nay vẫn chủ quan và chưa quan tâm đến sức khỏe khi mắc căn bệnh máu nhiễm mỡ nguy hiểm này.

Phòng ngừa

Triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh máu nhiễm mỡ khá nghèo nàn, để phát hiện sớm bệnh chúng ta nên kiểm tra tình trạng mỡ máu định kỳ: người trên 20 tuổi: 5 năm một lần, trên 50 tuổi: 6 tháng 1 lần. Đặc biệt những người có thể trạng béo, những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành cần kiểm tra thường xuyên.

Đồng thời, có chế độ ăn uống điều độ: không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ béo như mỡ động vật, phủ tạng, bơ, trứng, sữa hoặc thức ăn chế biến sẵn. Không uống nhiều rượu, bia. Chế độ sinh hoạt lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, chọn môn thể dục phù hợp với bản thân, bỏ hút thuốc lá.

Máu nhiễm mỡ vốn là căn bệnh khó phát hiện và khó điều trị. Do đó, mỗi chúng ta cần tìm hiểu về bệnh lý nguy hiểm này để chủ động phòng bệnh. Đồng thời, duy trì việc đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, hiệu quả chữa trị cao, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: máu nhiễm mỡ

Tin cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều sự chủ động hơn đối với việc chăm sóc bản thân, cũng như các vấn đề trọng đại như mang thai và nuôi con.

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar