10/04/2021 08:48 GMT+7

Không chỉ là thu nhập của các thầy cô

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Mong muốn của tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khi vừa nhậm chức rằng thu nhập của người thầy được cải thiện đã làm dấy lên niềm hi vọng đối với nhiều nhà giáo.

Họ hi vọng tân bộ trưởng sẽ quan tâm hơn đến đời sống giáo viên không chỉ là đời sống vật chất mà cả đời sống tinh thần.

Từ năm 2006, khi ông Nguyễn Thiện Nhân làm bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã nhận ra những bất cập về lương giáo viên và mong muốn cải cách để giáo viên sống được bằng lương. Thế nhưng, sau gần 20 năm và trải qua nhiều đời bộ trưởng, lương giáo viên hiện nay vẫn thuộc dạng "ba cọc ba đồng". 

Và... sau giờ dạy chính khóa, nhiều giáo viên vẫn phải chạy sô dạy thêm ở trường tư thục, ở các trung tâm văn hóa ngoài giờ. Nhiều người không dạy thêm được thì xoay xở với đủ nghề tay trái. Trong đó, việc bán hàng online hiện đang được nhiều giáo viên lựa chọn.

Tuy vậy, vấn đề khiến nhiều nhà giáo tâm tư hơn cả chính là vị thế người thầy đối với xã hội hiện nay. Trong nhiều group thảo luận trên mạng của giáo viên phổ thông, một số thầy cô giáo đã ta thán: nghề giáo hiện là nghề nguy hiểm nhất trong các nghề. 

Nguy hiểm là có thật khi thời gian gần đây, hàng loạt các vụ việc giáo viên bị hành hung ngay trong trường học đã diễn ra: từ chuyện em bị phạt, anh vào trường đánh thầy giáo gãy xương mũi đến vụ cô giáo mầm non bị phụ huynh hành hung đến mức có nguy cơ sẩy thai (ở Nghệ An), rồi vụ học sinh tát cô giáo ở Hà Nội, cô giáo đang giảng bài thì bị phụ huynh xông vào lớp đánh đến mức phải đi bệnh viện cấp cứu ở Long An...

Chưa hết, hệ thống quản lý các trường phổ thông một cách chồng chéo, nhiều bất cập như hiện nay cũng khiến vị thế người thầy ngày càng bị hạ thấp. 

Liệu nhà giáo có giữ được vị thế người thầy trong mắt phụ huynh và học sinh, khi họ phải gọi cho từng phụ huynh nhắc nhở về việc đóng tiền xã hội hóa giáo dục; họ phải thuyết phục từng phụ huynh trong việc đồng ý sử dụng sổ liên lạc điện tử, trong việc đồng ý cho con tham gia ngoại khóa...?

Liệu nhà giáo có giữ được vị thế người thầy trong mắt phụ huynh và học sinh, khi họ không được tự quyết định các vấn đề về chuyên môn giảng dạy đối với các lớp mà mình phụ trách?

Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đối với ngành GD-ĐT cũng ngày càng cao khiến các thầy cô giáo phải liên tục học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu ấy. Và họ có quyền yêu cầu một mức lương đủ sống, một môi trường làm việc an toàn. 

Trong đó, nghề giáo phải được xã hội trân trọng, sự nỗ lực trong việc đổi mới của giáo viên được ghi nhận và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện. Đó là những đòi hỏi cần thiết để nhà giáo yên tâm giảng dạy, cống hiến sức lực - trí tuệ của mình cho sự nghiệp trồng người và cảm thấy hạnh phúc với nghề của mình.

Rất hi vọng ở tân bộ trưởng Bộ GD-ĐT...

Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: 'Tôi mong đời sống người thầy được cải thiện'

TTO - "Tiếng nói của người thầy, sự tôn trọng, đánh giá, ghi nhận với người thầy cần được nâng lên xứng với nghề và đáng với những gì họ phải được hưởng", tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar