03/04/2023 14:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khởi nghiệp thất bại, làm lại lần nữa và không vội gọi vốn

Không phải start-up nào cũng vội tìm sự tham gia từ các quỹ đầu tư. Trần Quang Cường, giám đốc Công ty cổ phần NextX (NextVision), đang "bình thản" trước dòng chảy sôi động của các hoạt động gọi vốn, cấp vốn hiện nay ở Việt Nam.

Tuổi Trẻ Start-Up Award. Next Vision. Video: NGUYỄN HIỀN - MAI HUYỀN

Khởi nghiệp thất bại, làm lại lần nữa và không vội gọi vốn - Ảnh 1.

Anh Trần Quang Cường (áo trắng), giám đốc Công ty cổ phần NextX (NextVision) - Ảnh: H.Q.

Anh Trần Quang Cường đang cùng lúc phát triển 3 hệ thống phần mềm phục vụ 3 nhóm đối tượng trong và ngoài nước. Quy mô đó đòi hỏi nguồn lực lớn từ sức người đến sức của, song anh không vội vã gọi vốn.

"Mình phải làm cho chín, quy mô thị trường và tập khách hàng đủ lớn rồi mới chính thức gọi vốn, dù hiện tại cũng có nhiều quỹ đầu tư tiếp cận rồi", Cường nói và cho hay hiện công ty với 50 nhân sự đã có hàng ngàn khách hàng trên toàn quốc, mang lại doanh thu khoảng 16 - 17 tỉ đồng/năm.

Start-up lần nữa "vì có biết làm gì đâu"

Trước khi thành lập NextVision vào năm 2016, Cường từng lập một start-up phần mềm từ năm 2010, và tới đầu năm 2014 thì dừng do giao lại công ty cho đồng sự để ra nước ngoài học hỏi. "Khi tôi về nước, công ty gần như tan tành, coi như bỏ. Mình lại quyết định khởi nghiệp lần nữa vì có biết làm gì khác đâu", Cường nói.

Khởi nghiệp thất bại, làm lại lần nữa và không vội gọi vốn - Ảnh 2.

Anh Cường (áo đỏ) cùng các cộng sự start-up - Ảnh: H.Q.

Với thị trường trong nước, NextVision có 2 dòng sản phẩm chính. NextX giải bài toán chuyển đổi số, cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp. Sản phẩm gồm có phần mềm CRM (quản lý khách hàng), phần mềm quản lý kinh doanh. Ở lĩnh vực này, công ty cạnh tranh với những hãng lớn, và khách hàng chính là các công ty, nhà máy (như Công ty Sợi Thế Kỷ, hệ thống giáo dục deVinci edu).

Dòng sản phẩm thứ hai là Nextfarm, tập trung đưa ra giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn điều khiển dinh dưỡng cây trồng tự động, hệ thống cho ăn tự động chăn nuôi lợn gà, phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản, phần mềm bán hàng đa kênh nông sản, phần mềm phân tích và cảnh báo sâu bệnh, dự báo sản lượng. 

Phần mềm của công ty được các hợp tác xã và doanh nghiệp nông sản tại Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Lâm Đồng, An Giang… sử dụng.

"Các ngành đều thay đổi theo hướng tiếp cận số, việc hiện đại hóa nông nghiệp cũng là nhu cầu cấp thiết. Phục vụ nông nghiệp, các phần mềm của chúng tôi đều dễ dàng tích hợp tất cả các ứng dụng với nhau, tạo ra một trải nghiệm xuyên suốt. Ước mơ của chúng tôi là nền tự động hóa nông nghiệp Việt Nam sánh ngang với Nhật Bản và Israel", Cường nói và cho biết thêm việc được doanh nghiệp ngành này tin dùng là tín hiệu tốt, bởi trong nông nghiệp nếu sản phẩm không tốt sẽ lan truyền rất nhanh.

Start-up ở nước ngoài đâu phải gì quá sức

Dù thị trường trong nước đang còn dư địa phát triển lớn, song giấc mơ đưa sản phẩm công nghệ Việt Nam ra nước ngoài chưa bao giờ ngừng thôi thúc Cường, từ khi còn là sinh viên ngành công nghệ thông tin ở Đại học Bách khoa Hà Nội. Đó là lý do NextX mở rộng ra thị trường Nhật với 3 lĩnh vực chính là phần mềm (SaaS), IoT (Internet vạn vật), AI (Trí tuệ nhân tạo).

Khởi nghiệp thất bại, làm lại lần nữa và không vội gọi vốn - Ảnh 3.

Dòng sản phẩm Nextfarm tập trung đưa ra giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn điều khiển dinh dưỡng cây trồng tự động, hệ thống cho ăn tự động… - Ảnh: H.Q.

"Ước mơ của chúng tôi là đưa sản phẩm công nghệ trí tuệ người Việt ra thị trường toàn cầu. Mục tiêu đó khó khăn với rào cản về thị trường, nhưng hiện nay nhờ công nghệ nên thực ra cũng không quá khó như xưa", Cường chia sẻ.

Anh cho hay công ty sẽ làm từng bước, ban đầu tiếp cận các nhóm khách hàng đã quen mặt, bắt đầu với các doanh nghiệp ngoại đang có văn phòng ở Việt Nam, rồi qua hệ thống của họ để vươn dần ra thị trường nước ngoài.

Cường cho hay gần đây các quỹ cũng đã tiếp cận đặt vấn đề rót vốn đầu tư, nhưng tự anh thấy chưa đủ độ chín để đón cổ đông vào. "Công ty phải đủ mạnh, phải có lượng khách đủ lớn để có cơ sở đàm phán với các quỹ cho sòng phẳng. Khi mình đủ mạnh, có thể nhận vốn, đường hướng phát triển công ty vẫn phải do mình quyết. Họ chỉ đầu tư và tư vấn khi mình cần thôi, chứ không quyết định tất cả", Cường lý giải.

Gần 1.000 start-up tham gia Tuổi Trẻ Start-Up Award

Qua 4 mùa, Tuổi Trẻ Start-Up Award đã nhận được gần 1.000 start-up từ các kênh gởi về. Qua các vòng: sơ loại từ khâu nhận hồ sơ, vòng thẩm định và đi thực tế của phóng viên, vòng sơ kết của ban tổ chức, đã có hơn 200 start-up lọt vào vòng chung kết.

Ở 3 mùa giải trước, số lượng start-up xuất sắc đi đến vòng chung kết là 150. Trong đó, số lượng start-up tiêu biểu đã được vinh danh từ 3 mùa trước là 70, trong đó có 2 start-up được hội đồng thẩm định bình chọn thêm để trao giải đặc biệt, với giá trị 100 triệu đồng/giải.

Ngoài việc được trao hỗ trợ và được vinh danh trong gala, các start-up khi được đăng trên mặt báo cũng cho biết đã nhận được rất nhiều kết nối từ đối tác, khách hàng, đặc biệt là các nhà đầu tư...

Năm nay, sẽ có khoảng 25-30 câu chuyện khởi nghiệp nổi bật được chọn để giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ (online hoặc báo giấy, truyền hình Tuổi Trẻ, fanpage…) từ tháng 3 đến tháng 5-2023. Ban tổ chức sẽ chọn một số start-up tiêu biểu để hỗ trợ một khoản kinh phí với sự đồng hành của các đơn vị, như: VinaCapital, FE Credit, No.1, Thái Bình Group, IDICo, Volvo, Tín Nghĩa Corp., Saigontourist Group, Sân Golf Thủ Đức..., trong đó tiếp tục có 1 suất hỗ trợ đặc biệt dành cho start-up được hội đồng thẩm định bình chọn, trị giá 100 triệu đồng, từ GIBC.

Các start-up, nhóm bạn trẻ có ý tưởng khởi nghiệp hay và có tính thực tế cao, ứng dụng công nghệ, tạo lợi thế cạnh tranh, vận dụng AI, có tính bền vững, đóng góp cho cộng đồng, có giải pháp xanh, hướng đến môi trường... hoặc bạn đọc có các câu chuyện thiết thực phía sau những chân dung khởi nghiệp, từ hôm nay có thể gửi bài viết tự giới thiệu, những câu hỏi liên quan về địa chỉ email: [email protected].

MINH HUỲNH

Khởi nghiệp thất bại, làm lại lần nữa và không vội gọi vốn - Ảnh 5.

Đặt tiệc dễ thở hơn với lời giải 'Công nghệ + F&B'

Lê thê, phức tạp, đau đầu… là nỗi ám ảnh thường được nhân viên văn phòng nhắc đến khi phụ trách đặt tiệc hay đặt thức ăn cho sự kiện của công ty: dò giá nhiều bên, mỏi mòn chờ báo giá, khó so sánh menu, thắc mắc hóa đơn, lo lắng chất lượng món…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: start-up khởi nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar