04/06/2016 10:37 GMT+7

Khởi động bộ gen người nhân tạo

D.KIM THOA (duongkimthoa@tuoitre.com.vn)
D.KIM THOA ([email protected])

TTO - Bất chấp tranh cãi, một nhóm 25 nhà khoa học đã nhất trí sẽ thực hiện dự án tham vọng có tên Human Genome Project-Write với mục tiêu tổng hợp ra một bộ gen người hoàn chỉnh.

Cấu trúc xoắn của ADN - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, một bộ gen người tổng hợp hẳn nhiên sẽ đi cùng với khả năng tạo ra một sinh linh mà không cần có “cha mẹ đẻ”.

Điều này gây ám ảnh không kém với những lo sợ về việc người ta có thể dựa vào đó để “thao túng” những ưu điểm vượt trội về năng lực cho mỗi em bé chuẩn bị ra đời.

Dự án được đề xuất từ một cuộc họp kín giữa các nhà khoa học trong tháng trước tại Đại học Harvard (Mỹ) và mới chỉ vừa được các nhà khoa học tham dự cuộc họp này công khai trên tạp chí Science.

Sẽ không có chuyện dự án này hoàn thành trong 5 năm tới căn cứ vào tình hình công nghệ chưa thể đáp ứng được hiện nay

Tiến sĩ TOM ELLIS (Trường Imperial College London)

Ứng dụng vô biên

Tuy nhiên hôm 2-6, các nhà khoa học đứng sau đề xuất này bác bỏ tất cả lo ngại trên.

Theo họ, các khả năng ứng dụng khi đã có một bộ gen người tổng hợp thành công sẽ là vô cùng lớn như tạo ra được các bộ phận cơ thể người có thể cấy ghép, chỉnh sửa khả năng miễn dịch với các loại virút, tăng cường khả năng kháng ung thư, thúc đẩy việc bào chế các loại thuốc và văcxin liên quan tới tế bào...

Dự kiến mất 10 năm để tổng hợp bộ gen người hoàn chỉnh và sẽ được thử nghiệm ở cấp độ tế bào trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học tham gia dự án hầu hết đang làm việc tại các viện hàn lâm hoặc trung tâm nghiên cứu có tiếng tăm ở Mỹ.

Nhóm nghiên cứu thừa nhận dự án vẫn còn gây tranh cãi trong dư luận. Tuy nhiên, họ khẳng định sẽ tiếp tục suy nghĩ và cân nhắc thêm các góc cạnh đạo đức, pháp lý cũng như tác động xã hội của nó.

Giới khoa học hi vọng sẽ quyên góp được 100 triệu USD từ nguồn lực cộng đồng và tư nhân để có thể triển khai dự án ngay trong năm nay.

Khoản kinh phí ước tính cho dự án này là 3 tỉ USD, tương đương mức kinh phí từng tiêu tốn cho dự án sơ đồ hóa toàn bộ bản đồ gen người lần đầu tiên công bố năm 2003.

Việc tạo ra một bộ gen tổng hợp sẽ liên quan tới chuyện sử dụng các hóa chất để tạo ra các ADN có trong nhiễm sắc thể người.

Các nhà khoa học tham gia dự án cho rằng việc tổng hợp bộ gen người thực tế chỉ là một sự “mở rộng theo logic” của những kỹ thuật chỉnh sửa gen đã được sử dụng an toàn trong lĩnh vực công nghệ sinh học khoảng bốn thập kỷ qua.

Ngay cả những nhà khoa học không tham gia dự án cũng chia sẻ về các tác dụng tiềm năng của nó khi hoàn thành.

Trong đó có việc hiểu được chức năng của rất nhiều phần trong bộ gen hiện vẫn đang là bí ẩn, giúp giới nghiên cứu hiểu rõ hơn cơ chế vận hành của các gen và tại sao lại có quá nhiều biến thể gen ở loài người.

Ông Paul Freemont, đồng giám đốc của Trung tâm sinh học tổng hợp và sáng tạo tại Trường Imperial College London, bình luận:

“Nó cũng tạo ra những công nghệ cho liệu pháp điều trị bằng gen tiên tiến, đồng thời giúp người ta hiểu rõ hơn cách thức tổ chức của bộ gen và cách mà những tế bào nhiễm bệnh đã bị biến đổi”.

Trong khi đó, giáo sư về sinh học tổng hợp John Ward của Viện đại học London khẳng định: “Dự án này không gây nhiều tranh cãi tới mức như một số nhà quan sát nói vậy. Sẽ không có chuyện tạo ra một con người hoàn chỉnh”.

Còn nhiều tranh cãi

Dự án tổng hợp bộ gen người nhân tạo được công bố vào đúng thời điểm những tranh cãi căng thẳng đang diễn ra liên quan tới vấn đề đạo đức, khi sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen người CRISPR-Cas9 trong các phôi thai người.

Tranh cãi này dấy lên sau sự việc năm ngoái, các nhà khoa học Trung Quốc công bố kết quả nghiên cứu liên quan tới việc sử dụng nó với phôi thai người. Sự việc khiến cộng đồng quốc tế đồng loạt phản đối, yêu cầu cấm triệt để những nghiên cứu dạng đó.

Những người ủng hộ thì nói kỹ thuật CRISPR có thể giúp giới khoa học mau chóng tìm ra cách thức khắc phục và phòng ngừa bệnh di truyền.

Trong khi đó, phe phản đối lo ngại các hậu quả khôn lường xảy đến với những thế hệ mới bị áp dụng kỹ thuật này. Chưa kể mối lo các bậc cha mẹ vì quá mong muốn con cái xuất sắc mà chủ động nhờ các chuyên gia di truyền nhúng tay vào bản đồ gen của con cái họ từ khi còn trứng nước.

Tiến sĩ Tom Ellis của Trường Imperial College London tin rằng trong khoảng 15 năm nữa, nhóm nghiên cứu có thể tổng hợp thành công bộ gen người nếu họ nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Tuy nhiên, họ cũng có thể mất tới 20 năm nếu đây vẫn chỉ là dự án của một số ít ỏi phòng thí nghiệm.

D.KIM THOA ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Một bé gái 2 tháng tuổi, bụng thường bị căng chướng, không đi tiêu nhiều ngày, nôn ói. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám phát hiện bé bị teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp.

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Khuyến sinh, cần bài toán lâu dài về giáo dục, y tế, nhà ở

TP.HCM đang lập danh sách phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi để hỗ trợ một lần 3 triệu đồng, khấp khởi niềm tin mới về chính sách khuyến sinh.

Khuyến sinh, cần bài toán lâu dài về giáo dục, y tế, nhà ở

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Nhiều người dùng mạng xã hội Mỹ trong tháng 5 này lan truyền thông tin Nhật Bản đã ngừng tiêm chủng cho trẻ dưới 2 tuổi từ năm 1994, vì cho rằng điều này giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nhưng thông tin này là sai sự thật.

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Đỉa suối 5cm ký sinh trong đường thở em bé 3 tuổi

Sau tắm suối hai tuần, em bé 3 tuổi tại Sơn La được phát hiện có đỉa suối ký sinh trong đường thở khiến bé thở khò khè.

Đỉa suối 5cm ký sinh trong đường thở em bé 3 tuổi

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Một số dấu hiệu nhỏ dễ bị bỏ qua có thể là chỉ báo cho những vấn đề sức khỏe lớn hơn như tim mạch, ngưng thở khi ngủ.

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar