28/07/2023 15:37 GMT+7

Khơi dậy lòng tự hào, bảo vệ chủ quyền đất nước

Sáng 28-7, báo Người Lao Động tổ chức kỷ niệm 48 năm ngày thành lập báo, trao giải cuộc thi viết Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm và thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM (bìa trái) và ông Trương Hòa Bình, nguyên phó thủ tướng thường trực (bìa phải), trao giải nhất cuộc thi viết Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm cho tác giả Hoàng Long (Mai Thắng) - Ảnh: LINH ĐOAN

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM (bìa trái) và ông Trương Hòa Bình, nguyên phó thủ tướng thường trực (bìa phải), trao giải nhất cuộc thi viết Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm cho tác giả Hoàng Long (Mai Thắng) - Ảnh: LINH ĐOAN

Tham dự buổi lễ có nguyên Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM Nguyễn Thị Thanh Thúy; Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng…

Khơi dậy lòng tự hào, bảo vệ chủ quyền đất nước

Với mục đích đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khơi dậy ý thức của mọi tầng lớp nhân dân trong việc gìn giữ, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, báo Người Lao Động đã phát động cuộc thi viết Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm và cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc.

Ông Tô Đình Tuân, tổng biên tập báo Người Lao Động và bà Trương Mỹ Hoa, nguyên phó chủ tịch nước, trao giải nhất cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc cho tác giả Nguyễn Xuân Tư - Ảnh: LINH ĐOAN

Ông Tô Đình Tuân, tổng biên tập báo Người Lao Động và bà Trương Mỹ Hoa, nguyên phó chủ tịch nước, trao giải nhất cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc cho tác giả Nguyễn Xuân Tư - Ảnh: LINH ĐOAN

Hai cuộc thi được phát động, nhận bài dự thi từ ngày 1-8-2022 đến 15-5-2023. Ban tổ chức nhận được 250 bài dự cuộc thi Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm. Cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc có hơn 1.000 tác phẩm dự thi.

Kết quả, với cuộc thi Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm, ban giám khảo trao giải nhất cho tác giả Hoàng Long (Mai Thắng) với bài dự thi Ký ức nhà giàn

Giải nhì là tác giả Lê Phương Dung, giải ba trao cho Lưu Nhi Dũ và hai giải khuyến khích thuộc về Lê Khánh và Hoàng Thị Thùy Dương.

Cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc đã trao giải nhất cho tác giả Nguyễn Xuân Tư với bộ ảnh Những điểm cờ thiêng liêng

Giải nhì thuộc về Nguyễn Trung Trực, giải ba trao cho Vũ Phi Long và hai giải khuyến khích dành cho tác giả Nguyễn Khoa Huy và Nguyễn Hữu Thông.

Miệt mài chụp ảnh lá cờ Tổ quốc

Tác giả Nguyễn Xuân Tư đến từ Đà Nẵng đoạt giải nhất cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc gây choáng khi ông gởi dự thi một bộ ảnh đến hơn 60 bức chụp những hình ảnh đầy cảm xúc lá cờ Việt Nam.

Bức ảnh Cột cờ Cà Mau thuộc bộ ảnh Những điểm cờ thiêng liêng của tác giả Nguyễn Xuân Tư đoạt giải nhất cuộc thi Thiêng liêng cờ Tổ quốc

Bức ảnh Cột cờ Cà Mau thuộc bộ ảnh Những điểm cờ thiêng liêng của tác giả Nguyễn Xuân Tư đoạt giải nhất cuộc thi Thiêng liêng cờ Tổ quốc

Ông Tư chia sẻ: "Tôi may mắn đi từ miền Bắc đến miền Nam, từ biên giới ba nước Đông Dương đến Trường Sa, nhà giàn... Và những nơi đó tôi đều chụp lại hình ảnh lá cờ Việt Nam.

Chụp hình ảnh lá cờ Tổ quốc thiêng liêng không chỉ thể hiện lòng tự hào dân tộc mà còn thể hiện trách nhiệm của một người công dân, để bảo vệ chủ quyền đất nước, chủ quyền biển đảo. Đó là hình ảnh lá cờ Việt Nam tung bay đầy tự hào từ cột cờ Hà Giang, Hà Nội, Quảng Trị, Huế, đến đảo Lý Sơn, Cà Mau…".

Trong dịp này, báo Người Lao Động cũng tổ chức lễ kỷ niệm nhìn lại quá trình hình thành phát triển tờ báo 48 năm qua. 

Và những thành công vượt bậc trong giai đoạn đất nước và thế giới đang có nhiều khó khăn sau cơn đại dịch.

Ban biên tập cũng đã phát động cuộc thi Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm lần 4 và cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc lần 3.

Ông Tô Đình Tuân, tổng biên tập báo, cũng công bố cuộc vận động sáng tác ca khúc kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuộc thi dự kiến tổng kết, trao giải vào tháng 4-2025.

Lễ chào cờ thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc sáng mùng 1 Tết

TTO - Dưới lá cờ 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Lũng Cú và đồng bào dân tộc hát vang Quốc ca, thể hiện ý chí quyết tâm giữ gìn biên cương phía Bắc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar