20/12/2018 10:31 GMT+7

Khoảnh khắc đẹp làm cuộc sống đẹp

ĐẶNG ĐẠI
ĐẶNG ĐẠI

TTO - Đọc hết hơn 850 bài dự thi của bạn đọc gửi về cuộc thi “Khoảnh khắc thay đổi đời tôi”, với những người trong ban tổ chức, là một trải nghiệm thú vị. Qua đó, chúng tôi đã biết thêm về những phận người, những phận đời rất đẹp.

Khoảnh khắc đẹp làm cuộc sống đẹp - Ảnh 1.

Ban giám khảo và các thành viên ban tổ chức trong buổi chấm giải cuộc thi “Khoảnh khắc thay đổi đời tôi” hôm 6-12 - Ảnh: TUYẾT KIỀU

Muôn hình vạn trạng, muôn hình muôn vẻ những khoảnh khắc tác động, làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn, lối sống của mỗi người.

Có những khoảnh khắc đơn giản, nhẹ nhàng, rất trẻ con như sự vòi vĩnh, đòi nuông chiều trong một gia đình nghèo khó (Cái bao lúa rách, Tuổi Trẻ ngày 3-11) hay tâm trạng của những bạn trẻ mới ra trường, thất vọng chán chường về cuộc sống và mọi thứ bừng sáng khi họ tình cờ gặp phải những người điên trong bệnh viện tâm thần, thấy mình thật may mắn (Tôi rọi mình vào mắt người điên, Tuổi Trẻ 11-8)…

Có những khoảnh khắc, thực ra chính xác là ký ức, mà tác giả không kể chắc khó ai tin trên đời có thật như chuyện Bát bún không thịt (Tuổi Trẻ 29-5). Một câu chuyện của thời nghèo khó dễ thương và người cha nghèo thật vĩ đại. Những Tiết học bên gốc phượng (Tuổi Trẻ 27-10), Tiếng gọi của phúc thần (Tuổi Trẻ 15-5), Giọt nước mắt trên rẫy bắp (Tuổi Trẻ 12-5), Đạp trăm cây số chở em đi thi (Tuổi Trẻ 3-7), Đi qua tuổi ẩm ương (Tuổi Trẻ 1-9)… đều là những ký ức đẹp đẽ, xúc động, mà đọc câu chuyện đó tâm hồn ta bỗng khoan thai.

Nhưng có những khoảnh khắc dữ dội, thay đổi số phận con người. Đó là 147 nhịp đập trái tim (Tuổi Trẻ 18-6), khi người phụ nữ trẻ với cái thai mới tượng hình nằm trên bàn siêu âm sau một thời gian yêu đương "say nắng".

Cái khoảnh khắc tiếng tim thai kêu thình thịch nho nhỏ bóp nghẹt trái tim thai phụ và cô đã chọn giữ lại giọt máu của mình.

Dữ dội và cả hơn thế nữa, cuộc sống nghiệt ngã đến mức tìm đường quyên sinh - Hãy sống khi không được chết (Tuổi Trẻ 19-11). Đến giây phút cuối, tiếng thỏ thẻ của con trẻ "Hay là mình đừng chết đi mẹ…" đã làm người phụ nữ đơn thân tỉnh giấc.

Những ngày này, tác giả bài viết - nhà biên kịch Đỗ Thị Thanh Hương đang rất vui vì nhiều kịch bản phim của chị được chiếu trên các đài truyền hình. Cô con gái nhỏ mà chị buộc dính vào người để chuẩn bị quyên sinh ở sông Đồng Nai nay đã là kỹ sư, vừa lập gia đình.

Nhiều nhất là các bài viết về cha mẹ, gia đình với những ký ức thân thương, niềm ăn năn hối lỗi với đấng sinh thành, hoặc vượt qua tất cả gian khó hoàn thành ước nguyện của mẹ cha… Mới thấy gia đình quan trọng với đời sống người Việt đến dường nào.

Kế nữa là người thầy. Hình ảnh thầy, cô giáo luôn thấp thoáng trong cuộc đời của nhiều người. Dù cuộc sống hôm nay ngành giáo dục có gặp phải một vài sự cố, điều đó không là gì so với những điều cao đẹp mà thầy cô để lại trong tâm hồn mỗi người.

Đọc từng bản thảo, từng bài dự thi, thật ấm áp khi cảm nhận rằng đó là những câu chuyện rất thật, rất nhân văn.

Ấm áp bởi với tốc độ của cuộc sống hiện nay và sự bùng nổ của thông tin, quá nhiều thông tin xấu, thông tin đen tràn ngập, bủa vây con người. Nên khi có được câu chuyện đẹp, chuyện hay thật đáng trân quý.

Phần lớn bạn đọc gửi bài và viết về khoảnh khắc cuộc đời mình, nhưng cũng có nhiều bạn đọc "đi xa" hơn điều lệ cuộc thi, là kể về cuộc đời mình.

Dẫu vậy, chúng tôi đều rất cảm ơn các bạn đã gửi bài dự thi, mong các bạn hiến kế cho chúng tôi những cuộc thi viết khác để chúng tôi có cơ hội đăng bài của các bạn.

Một số bạn đọc có bài viết có những chi tiết không kiểm chứng được, chúng tôi cũng đã trao đổi lại rất rõ ràng. Chúng tôi cũng đã nỗ lực trả lời một số bạn tham dự cuộc thi, nhưng quả thật với lượng thư từ, bài vở quá lớn không thể tránh khỏi sơ suất, mong bạn đọc lượng thứ.

Cuối cùng, ban tổ chức chân thành cảm ơn bạn đọc gần xa đã hưởng ứng cuộc thi "". Chúc bạn đọc Tuổi Trẻ luôn mạnh khỏe, vui tươi và hạnh phúc, luôn là người bạn thân thiết của Tuổi Trẻ.

Mời bạn đọc tham dự Lễ trao giải cuộc thi

Ban giám khảo cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi" sau thời gian làm việc đã chọn ra được 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 3 giải khuyến khích. Giải thưởng sẽ được công bố tại lễ trao giải.

Theo kế hoạch, báo Tuổi Trẻ sẽ làm lễ trao giải tại tòa soạn lúc 8h30 sáng 28-12, tại số 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Những tác giả đoạt giải đều được Tuổi Trẻ trân trọng mời về dự lễ trao.

Báo Tuổi Trẻ hân hạnh mời quý bạn đọc đã tham gia cuộc thi và các bạn đọc khác cùng tham dự sự kiện này.

Vì hội trường báo có hạn, nên chúng tôi xin phép được đón tiếp 100 bạn đọc đăng ký sớm. Mỗi bạn đọc dự sự kiện này sẽ được tặng một phần quà từ ban tổ chức.

Xin liên hệ cô Kim Ánh qua email [email protected] hoặc điện thoại 0989723915.

hd-bank

Đồng hành cùng cuộc thi này

ĐẶNG ĐẠI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar