29/06/2020 17:13 GMT+7

Khoảng 77% học sinh TP.HCM đội mũ bảo hiểm trên đường

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Tỉ lệ học sinh tại nhiều trường học của TP.HCM đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã tăng từ 23% lên 77% sau 3 năm, nhờ các chiến dịch nâng cao nhận thức an toàn giao thông của dự án "Hành trang an toàn".

Khoảng 77% học sinh TP.HCM đội mũ bảo hiểm trên đường - Ảnh 1.

Các bức ảnh dự thi "Hành trang an toàn" được chia sẻ rộng rãi thông qua các kênh truyền thông, thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam và các nước khác trên thế giới - Ảnh: Quỹ AIP

Mirjam Sidik, tổng giám đốc điều hành Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (Quỹ AIP), cho biết sau 3 năm triển khai dự án Hành trang an toàn vào trường học, những người thực hiện đã ghi nhận sự thay đổi tích cực trong nhận thức an toàn giao thông của phụ huynh và các em học sinh.

Đối với các trường tại TP.HCM, tỉ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm trước khi có hoạt động can thiệp của dự án chỉ đạt 23%. Sau 3 năm các trường tham gia dự án, tỉ lệ này đã tăng lên đến 77%. Ở Thái Nguyên, tỉ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm trước và sau khi dự án can thiệp lần lượt là 27% và 80%.

Theo bà Mirjam Sidik, truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối với các nhóm mục tiêu của dự án và tạo tác động lên sự thay đổi này. Việc lựa chọn các trường tham gia dự án dựa trên một số tiêu chí về mức độ nguy hiểm khi học sinh tới trường, bao gồm yếu tố đường rộng hay chật, giao thông đông đúc hay không.

Trong năm học 2019 - 2020, dự án cũng đã trao tặng 10.942 mũ bảo hiểm tới các em học sinh, giáo viên, phụ huynh, nạn nhân tai nạn giao thông và gia đình.

Hành trang an toàn là dự án do Quỹ AIP thực hiện với sự tài trợ của Quỹ UPS từ năm 2017. Trong thời gian tới, dự án sẽ thực hiện một loạt chiến dịch truyền thông gồm lắp đặt hệ thống panô tuyên truyền, tổ chức cuộc thi ảnh và chiếu phim tuyên truyền tại các trường tiểu học và bệnh viện ở thành phố Hà Nội, TP.HCM và tỉnh Thái Nguyên nhằm nâng cao nhận thức người dân về tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm đúng cách.

Cuộc thi ảnh Hành trang an toàn đang được tổ chức tại 18 trường tham gia dự án kéo dài đến ngày 30-6, nhận được sự hưởng ứng, tham gia đầy sáng tạo của các em học sinh thể hiện suy nghĩ về an toàn đường bộ.

Cấp giấy phép lái xe hạng A0: Học sinh hết 'vô tư' chạy xe máy, xe đạp điện

TTO - Người trên 16 tuổi sẽ được cấp giấy phép lái xe A0 được coi là một bước tiến lớn trong việc thay đổi ý thức người tham gia giao thông, đặc biệt là các em học sinh THPT.

N.BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục, sau đó ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Vòng địa phương Diễn đàn kinh tế tư nhân khu vực miền núi phía Đông Bắc Bộ ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trẻ. Điều nổi cộm khiến doanh nghiệp nhỏ miền núi hụt hơi vì phải chạy theo quy hoạch.

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục, sau đó ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Hàng trăm chú chó cảnh quý, "hoa hậu" mèo tụ hội về Đà Nẵng trong cuộc thi thú cưng lần đầu tổ chức tại miền Trung.

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Cuộc sống tôi mơ ước chỉ là ngày ngày bình yên bên gia đình nhỏ, không cần nhà lầu xe hơi, chỉ mong ngôi nhà thật sự là một tổ ấm.

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar