14/06/2024 13:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khoa học tạo ra loại kính tự 'chữa lành'

Nhóm các nhà khoa học vật liệu Israel và Mỹ đã vô tình phát hiện cách tạo ra một loại kính mới có khả năng tự lắp ráp và phục hồi.

Theo đó, nhóm các nhà khoa học từ Đại học Tel Aviv và Đại học Ben-Gurion (cùng ở Israel) làm việc với đồng nghiệp tại Viện Công nghệ California (Mỹ) phát hiện khi trộn một loại peptit (chuỗi axit amin giúp tổng hợp các loại protein) với nước sẽ tạo ra một loại kính mới.

Khi tìm hiểu đặc tính của loại kính mới này, họ phát hiện nó có khả năng tự lắp ráp, cùng với khả năng tự phục hồi và kết dính dù rất cứng.

Các nhà khoa học nói có thể dùng loại kính mới để tạo ra các tấm kính và lớp phủ trong sản xuất các bề mặt ưa nước, hoặc tạo ra các vật dụng đòi hỏi độ chính xác cao như thấu kính quang học.

Một điểm cộng nữa của loại kính này là không cần nhiều năng lượng để sản xuất như hầu hết các loại kính hiện đang được dùng trong thương mại.

Nhóm nghiên cứu cho biết các thử nghiệm bổ sung có thể giúp tìm ra thêm nhiều ứng dụng khác của loại kính mới này. 

Nghiên cứu được đăng trên Nature Communications.

Khám phá tình cờ

Theo trang phys.org ngày 13-6, các nhà nghiên cứu tìm thấy "công thức" chế tạo loại kính mới hết sức tình cờ. Khi ấy họ đang nghiên cứu khả năng dùng các peptit ngắn làm chất thay thế cho các thành phần thông thường của các đại phân tử.

Khi nghiên cứu một phân tử đipeptit có 2 gốc phenylalanine, họ vô tình phát hiện việc trộn nó với nước sẽ tạo ra một loại thủy tinh siêu phân tử vô định hình và có khả năng tự lắp ráp khi nước bay hơi ở nhiệt độ phòng.

Điều đáng ngạc nhiên nhất là quá trình tự lắp ráp peptit trong các nghiên cứu trước đây dẫn đến việc tạo ra các vật liệu có cấu trúc tinh thể - một thứ không trong suốt và do đó không thể giống với thủy tinh.

Nhưng "thành phẩm" trong nghiên cứu mới nhất lại trong suốt giống kính truyền thống.

Kính được tạo ra khi trộn một loại peptit nhất định với nước - Ảnh: Nature

Kính được tạo ra khi trộn một loại peptit nhất định với nước - Ảnh: Nature

Kính peptit bị nứt và tự phục hồi - Ảnh: Nature

Kính peptit bị nứt và tự phục hồi - Ảnh: Nature

Trung Quốc mở nhà máy biến chất thải hạt nhân thành thủy tinh

TTO - Nhà máy xử lý chất thải hạt nhân thành thủy tinh đầu tiên của Trung Quốc đã đi vào hoạt động cuối tuần trước. Số nhà máy kiểu này được dự báo sẽ tăng khi Trung Quốc mở thêm các nhà máy điện hạt nhân mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Dù được 2 nhân viên khu du lịch này nhanh chóng cứu hộ đưa trở lại biển, nhưng con cá lại bơi vào bờ và chết sau đó không lâu.

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người

Đười ươi biết thay đổi nhịp điệu tiếng kêu báo động tùy thuộc vào loại kẻ thù: khi nhanh và gấp gáp, lúc chậm và ít đều đặn hơn.

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người

Trung Quốc bắt đầu tạo siêu máy tính đầu tiên trong không gian

Trung Quốc vừa phóng thành công những vệ tinh đầu tiên cho mạng lưới siêu máy tính trong không gian, một công trình chưa từng có trên thế giới.

Trung Quốc bắt đầu tạo siêu máy tính đầu tiên trong không gian

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar