26/04/2022 12:35 GMT+7

Khó giám sát xử lý rác thải y tế từ dịch COVID-19, lo 'trộn chung với rác sinh hoạt'

N.AN
N.AN

TTO - Lượng rác thải y tế phát sinh từ hoạt động phòng chống dịch COVID-19 ở mức cao gây áp lực cho lực lượng thu gom, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu rà soát quy định để làm tốt hơn công tác này, đặc biệt khi dịch có thể bùng phát mạnh.

Khó giám sát xử lý rác thải y tế từ dịch COVID-19, lo trộn chung với rác sinh hoạt - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu xử lý rác thải y tế tốt hơn, chuẩn bị sẵn sàng khi dịch bệnh bùng phát mạnh - Ảnh: VGP

Ngày 26-4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và môi trường, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, lãnh đạo UBND TP Hà Nội, TP.HCM về giải pháp, phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, nhất là chất thải lây nhiễm phát sinh từ hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện chỉ có 38 tỉnh, thành phố thực hiện tốt trong khi có 25 tỉnh, thành chưa có kế hoạch hoặc chưa bố trí kinh phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm, gây khó khăn, lúng túng cho các cơ sở y tế.

Ông Nguyễn Thượng Hiền, phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho hay việc thu gom, vận chuyển chất thải y tế, chất thải lây nhiễm của những hộ gia đình có người nhiễm COVID-19 không được giám sát đầy đủ do thiếu nhân lực, phương tiện thu gom.

Tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường, cho biết khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại TP.HCM, lượng chất thải y tế cần xử lý tăng lên đỉnh điểm là gần 150 tấn/ngày. Các cơ sở xử lý chất thải y tế gặp áp lực rất lớn để thu gom, xử lý rác thải y tế phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung…

Vấn đề lớn nhất là xử lý rác thải tại gia đình có người nhiễm COVID-19. Y tế cơ sở đã hướng dẫn kỹ cho người dân phân loại, tuy nhiên các đơn vị thu gom dân lập lại "trộn chung với rác sinh hoạt".

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng nêu thực tế, trong quá trình chống dịch, rất nhiều cơ sở thu dung, cách ly, điều trị người nhiễm COVID-19 xuất hiện tình trạng quá tải chất thải y tế, chất thải lây nhiễm do không được đưa đi xử lý.

Tại cộng đồng, với khoảng 87% ca mắc COVID-19 được điều trị tại nhà, nơi lưu trú, đã phát sinh lượng lớn chất thải lây nhiễm nhưng việc thu gom, xử lý còn nhiều hạn chế. Thậm chí, nhiều gia đình chưa phân biệt, phân loại chất thải lây nhiễm và chất thải sinh hoạt.

Ông Sơn đánh giá trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc cách ly, điều trị người mắc COVID-19 vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn, nên cần phải rà soát lại các hướng dẫn, tăng cường tập huấn, hỗ trợ người dân phân loại chất thải lây nhiễm. Bổ sung phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm tại nhà, có kiểm tra, giám sát không để phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.

Kết luận, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm, song thời gian tới Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và môi trường cần rà soát, đánh giá lại các văn bản, hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm; tổ chức quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, nhất là tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện.

"Chúng ta cần phải sẵn sàng tình huống có dịch bệnh mới trong tương lai hoặc khả năng xuất hiện các đợt dịch mới, các biện pháp y tế, trong đó có xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm phải làm tốt hơn trước", Phó thủ tướng nói.

Thăm dò ý kiến

Ca mắc mới, ca chuyển nặng, ca tử vong do COVID-19 giảm từng ngày. Theo bạn, đã đến lúc công bố hết dịch để phù hợp hơn với tình hình, với độ phủ vắc xin và hiểu biết về COVID-19 hiện nay?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Hơn 1,2 triệu F0 điều trị tại nhà: Rác thải y tế nhiều nơi được thu gom như rác thường

TTO - Theo thống kê, hiện nước ta có trên 1,2 triệu ca F0 đang theo dõi, điều trị tại nhà và con số này đang ngày càng tăng khi số ca mắc mới liên tục 'lập đỉnh'. Việc xử lý rác thải y tế cho số F0 này vì vậy cũng gặp nhiều khó khăn.

N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Từ “bác sĩ dỏm” hoạt động giữa trung tâm Hà Nội, một cơ sở thẩm mỹ bị tố sai phạm ở Hải Phòng đến vụ tử vong khi chuyển viện tại Thanh Hóa đều là những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh vừa xảy ra.

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar