06/03/2025 17:34 GMT+7

Khó chịu với những tin nhắn kiểu ‘bạn ơi’, ‘chị ơi’ rồi... im ru

Không ít người cảm thấy bực bội với tin nhắn 'bạn ơi', 'chị ơi' rồi chờ mãi mà không thấy nội dung tiếp theo. Kiểu nhắn tin tưởng chừng vô hại đôi khi lại gây khó chịu hơn nhiều người nghĩ.

Sao cứ nhắn tin ‘bạn ơi’, ‘chào chị’… rồi mất hút? - Ảnh 1.

Tin nhắn khiến nhiều người khó chịu - Ảnh minh họa do AI tạo

Vì sao cách nhắn tin này lại gây khó chịu? Làm thế nào để giao tiếp qua tin nhắn hiệu quả hơn?

Khó chịu vì chờ mãi không thấy nhắn tin tiếp

Hằng ngày kết nối, trao đổi công việc qua tin nhắn điện thoại và mạng xã hội, chị Nguyễn Thị Bích Thủy (38 tuổi) không ít lần gặp phải tình huống tin nhắn chỉ vỏn vẹn "chị ơi", "em ơi" rồi mất hút.

Có người gửi tin nhắn xong im lặng, có người "chị ơi" xong mới bắt đầu gõ nội dung khiến người nhận phải chờ đợi trong bực bội.

"Nhiều lúc đang bận, thấy thông báo tin nhắn đến, tôi vội kiểm tra vì nghĩ có chuyện gấp. Nhưng khi mở ra chỉ thấy "chị ơi" rồi dừng hẳn, hoặc thấy đối phương đang gõ tin nhắn mãi chưa xong, cảm giác rất khó chịu", chị Thủy chia sẻ.

Làm việc ở quán cà phê, Thu Thảo (22 tuổi) vừa là nhân viên pha chế vừa phục vụ khách. Cô nhiều lần phải tranh thủ từng giây phút phản hồi tin nhắn vì có bạn thân chuyên nhắn "Thảo ơi" rồi biến mất vài tiếng mới quay lại nhắn tiếp.

Trên mạng xã hội, không ít người bày tỏ sự bức xúc với kiểu nhắn tin bỏ dở này. "Có chuyện hỏi sao không hỏi hết luôn đi?", "Ghét nhất kiểu nhắn xong im re"... là những ý kiến than phiền thường thấy.

Những tin nhắn chỉ vỏn vẹn "anh ơi", "chị ơi" không chỉ làm người nhận bực mình mà còn khiến người gửi dễ bị bỏ qua, thậm chí để lại ấn tượng không tốt.

Tại Tâm (22 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: "Nhận tin nhắn không nói rõ đầu đuôi, tôi thấy khó hiểu và phải cân nhắc có nên trả lời hay không. Nhắn tin mà không vào thẳng vấn đề thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, như thể người nhắn không thật sự đặt tâm ý vào cuộc trò chuyện".

B.U. (21 tuổi) thừa nhận bản thân thường mở đầu tin nhắn kiểu "hỏi dò" vì tâm lý rụt rè, sợ làm phiền. "Chỉ khi nhận được phản hồi, tôi mới bắt đầu giải thích cụ thể lý do nhắn tin. Nếu người kia không trả lời, tôi cũng im luôn", B.U. nói.

Trong khi đó, X.V. (18 tuổi) - sinh viên năm nhất - có thói quen nhắn "anh ơi" trước vì nghĩ rằng cần lời chào mở đầu rồi mới vào vấn đề. "Em nhắn vậy để họ thấy tin nhắn, lúc nào rảnh sẽ trả lời lại", V. chia sẻ.

Sao cứ nhắn tin ‘bạn ơi’, ‘chào chị’… rồi mất hút? - Ảnh 3.

Thu Thảo phải tranh thủ nhiều lần phản hồi tin nhắn ngắt quãng trong giờ làm việc, lắm lúc còn bồn chồn, thấp thỏm vì lo lắng - Ảnh: PHAN NGUYÊN

Cần giao tiếp rõ ràng

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Lê Thị Ngọc Lan - giảng viên khoa tâm lý giáo dục, Trường đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) - cho biết: "Nhiều người trẻ e ngại khi đặt câu hỏi với người lớn tuổi hơn vì tâm lý lo lắng 'không biết mình hỏi vậy có làm phiền không?', hay 'người ta có sẵn lòng trả lời không?'. Ngoài ra, một số bạn chưa được trang bị kỹ năng giao tiếp đầy đủ, dẫn đến thiếu tự tin".

Tuy nhiên, góc độ người nhận tin nhắn cũng cần được cân nhắc. "Khi nhận tin nhắn kiểu 'thầy ơi', 'cô ơi' mà chưa thấy nội dung cụ thể, nhiều người sẽ cảm thấy hoang mang vì không biết người gửi cần gì. Tin nhắn đến đồng nghĩa với việc bị gián đoạn công việc, hình thành tâm lý chờ đợi", TS Ngọc Lan phân tích.

Theo chuyên gia, các bạn trẻ cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp để vượt qua tâm lý e ngại. "Khi nhắn tin, hãy chào hỏi và trình bày ngay vấn đề, thay vì chỉ gửi một câu ngắn rồi đợi phản hồi. Nếu chưa nhận được trả lời, có thể nhắn lại lần hai một cách lịch sự. Khi thấy tin nhắn đầy đủ, rõ ràng, những người có thiện chí chắc chắn sẽ phản hồi", TS Ngọc Lan khuyên.

PrepTalk - học tiếng Anh giao tiếp cùng AI

Khóa học tiếng Anh PrepTalk tích hợp với công nghệ AI độc quyền giúp học viên vượt qua rào cản ngôn ngữ và tự tin hơn trong giao tiếp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar