31/08/2024 07:07 GMT+7

Thói quen xấu khiến nhiều người trẻ mắc hội chứng cổ rùa

Dù chỉ mới 26 tuổi, cô gái trẻ ở Hà Nội đã được bác sĩ chẩn đoán mắc 'hội chứng cổ rùa', thoái hóa cột sống do thói quen mà nhiều người đang mắc phải.

Thói quen xấu khiến nhiều người trẻ mắc hội chứng cổ rùa - Ảnh 1.

Các chuyên gia cảnh báo sử dụng điện thoại nhiều, không đúng tư thế có nguy cơ gây ảnh hưởng đến đốt sống cổ - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Thói quen xấu dễ mắc

Đang làm công việc bán hàng online, B.T.T. (26 tuổi, ngụ tại Hà Nội) thường xuyên phải ôm máy tính, điện thoại. Suốt thời gian dài, T. thấy những cơn đau mỏi cổ vai gáy ngày càng nhiều.

Mỗi lần đau, T. thường ra tiệm mát xa gội đầu, kết hợp gội đầu thư giãn và mát xa cổ vai gáy. Sau mỗi lần mát xa, T. cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, gần đây T. cảm thấy cơn đau xuất hiện ở vùng cổ và lan ra 2 bên gáy, khắp bả vai, thậm chí tê bì hết cả vùng tay. Lúc này cô gái trẻ mới quyết định đi khám, được chẩn đoán mắc hội chứng cổ rùa và thoái hóa cột sống cổ do thói quen ôm điện thoại, máy tính cả ngày.

T. chia sẻ do công việc bận rộn, mải làm, ít quan tâm tới sức khỏe. "Giờ thì còn trẻ mà xương khớp đã thoái hóa như người già. Giờ chẳng còn cách nào khác là phải tập vật lý trị liệu để cải thiện", T. nói.

Tương tự, chị N.T.M. (25 tuổi, ngụ tại Hà Nội) hiện làm công việc văn phòng, đồng thời nhận chăm sóc khách hàng cho shop bán hàng online thêm sau giờ làm việc. Do làm việc với điện thoại, máy tính ít nhất 10 giờ mỗi ngày khiến M. luôn trong tình trang đau mỏi vai gáy.

Ban đầu M. không mấy quan tâm, cũng bởi công việc bận rộn nên không có thời gian tập luyện thể dục. Đến khi những cơn nhức mỏi tăng dần, bả vai đôi khi cứng lại, M. mới đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán cô gái mắc thoái hóa cột sống cổ, chỉ định điều trị vật lý trị liệu để cải thiện.

Hội chứng cổ rùa có liên quan tới việc sử dụng điện thoại thường xuyên. Mới đây, một nghiên cứu của khoa kỹ thuật phục hồi chức năng, Trường đại học Hồng Bàng (TP.HCM) chỉ ra vấn nạn hội chứng cổ rùa ở người trẻ do lạm dụng điện thoại.

Nghiên cứu đã đi vào phân tích một số yếu tố liên quan đến hội chứng cổ rùa trên khảo sát 425 sinh viên tại TP.HCM khi sử dụng điện thoại. 

Kết quả chỉ ra tỉ lệ mắc hội chứng cổ rùa là 46,6%, lệch trọng tâm đầu 69,2%. Nguyên nhân hội chứng cổ rùa được các nhà nghiên cứu xác định do thời gian sử dụng điện thoại nhiều, góc gập cổ trung bình thấp quá mức.

Phòng ngừa hội chứng cổ rùa

Theo bác sĩ Nguyễn Đức Minh - trưởng khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, trong thời gian qua khoa tiếp nhận điều trị phục hồi chức năng cho khá nhiều trường hợp bạn trẻ gặp hội chứng cổ rùa, thậm chí có trường hợp thoái hóa cột sống cổ rất trẻ.

Đặc biệt, hội chứng cổ rùa hay còn gọi là mất đường cong sinh lý cổ, gây ra các biểu hiện điển hình như khối ụ lồi lên phía sau cổ, vẹo cổ và khòm lưng khiến vai dày lên.

Đặc biệt là những cơn đau xuất hiện ở vùng cổ và lan ra 2 bên gáy, khắp bả vai. Cơn đau có thể kéo dài xuống tận hai cánh tay và gây ra những bất tiện trong cuộc sống hằng ngày.

Bác sĩ Minh cho biết chúng ta có thể điều trị hội chứng cổ rùa bằng các động tác vật lý trị liệu để phục hồi chức năng. Ngoài ra, các bác sĩ có thể cung cấp nẹp đeo để điều chỉnh dần. Một trường hợp bệnh nhân sẽ phải điều trị từ 2-3 tháng.

"Để tránh hội chứng cổ rùa, thoái hóa cột sống sớm ở người trẻ, ngay từ lúc đi học, học sinh cần phải có tư thế ngồi đúng, hạn chế sử dụng điện thoại mọi lúc mọi nơi. Người trẻ nên có thời gian sử dụng điện thoại hợp lý, tập thêm những động tác tốt cho cột sống, nên tập yoga", bác sĩ Minh khuyến cáo.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng lưu ý tư thế ngồi cần giữ cổ ở vị trí thẳng trục với cột sống.

Vai thả lỏng, đặt cẳng tay ở mặt phẳng ngang vuông góc với khuỷu tay, cổ tay thẳng trục với cẳng tay.

Lưng giữ thẳng. Bàn chân nên đặt bằng phẳng trên sàn.

Trong trường hợp ghế quá cao, nên dùng một chiếc ghế thấp hoặc 1 hộp vuông để kê chân lên ở vị trí thoải mái nhất.

Tránh ngồi bắt chéo chân vì tư thế này sẽ gây áp lực lên vùng dưới đầu gối, dễ gây tê liệt dây thần kinh.

Tránh tư thế cong lưng hoặc ngửa cổ để nhìn màn hình.

Sau 1 - 2 giờ làm việc, nên đứng lên đi lại, vận động nhẹ nhàng để các cơ được thư giãn.

Xem điện thoại ban đêm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Nghiên cứu mới cho thấy tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo như bóng đèn hay điện thoại thông minh sau nửa đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường loại 2.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Tin tức đáng chú ý: Bị cáo và gia đình trong nhiều vụ án lớn nộp lại hàng nghìn tỉ; 80% người bệnh đột quỵ đến muộn, quá "thời gian vàng"; TP.HCM kêu gọi tham gia hiến máu cứu người...

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar