03/11/2015 15:44 GMT+7

Khi trường học đưa điều khoản Facebook vào nội quy

AN NHIÊN - MAI NGUYỄN
AN NHIÊN - MAI NGUYỄN

TTO - Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) là một trong những trường đầu tiên đưa ra những điều “cấm kỵ” khi lên Facebook dành cho học sinh.

Mạng xã hội luôn có hai mặt của nó

Sau đó, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình) cũng đưa ra những điều cần lưu ý khi lên Facebook cho học sinh của trường với những điều tượng tự như trường THPT Lương Thế Vinh.

Những câu chuyện không hay có liên quan đến mạng xã hội - nhà trường và học sinh đã khiến nhiều trường phải đưa ra những điều lưu ý, điều “cấm kỵ” dành cho học sinh trường mình khi sử dụng Facebook.

Những câu chuyện không hay đó, có thể kể đến như học sinh dùng từ ngữ thiếu văn hóa nói về thầy cô giáo, trường lớp hoặc hẹn hò, rủ rê nhau làm việc xấu,…

Quy định của Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nêu rõ học sinh tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai, không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt.

Nói về những điều “cấm kỵ” trường THPT Lương Thế Vinh đã đề ra cho học sinh, PGS. TS Văn Như Cương - chủ tịch HĐQT nhà trường cho rằng có rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra bắt nguồn từ mạng xã hội, nếu như không ngăn chặn từ trước thì khó giải quyết về sau.

“Nhiều học sinh nghĩ rằng Facebook là nơi có thể nói gì thì nói nên đôi khi bất cẩn trong cách biểu lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Học sinh nên hiểu rằng từ những gì mình đăng tải trên Facebook, người khác có thể biết được trình độ và bản chất của mình nên phải hết sức cẩn thận”, ông Văn Như Cương lý giải.

PGS. TS Văn Như Cương, hiệu trưởng của trường, chia sẻ thêm rằng những điều “cấm kỵ” đưa ra cũng chỉ như một lời khuyên chứ không phải nội quy. Học sinh cần có ý thức trong mọi hành động của mình.

Nên lập các diễn đàn cho học sinh thảo luận

Nữ diễn viên Kate Winslet cấm con lên mạng xã hội - Ảnh: Getty

Bàn về việc giáo dục cho học sinh cách sử dụng mạng xã hội hiệu quả, bà Ngô Thị Tuyên, phó giám đốc trung tâm Công nghệ Giáo dục và Xuất bản giáo dục Việt Nam cho rằng nếu không đưa chính thức vào chương trình học được thì nên lập các diễn đàn để học sinh thảo luận.

“Việc sử dụng mạng xã hội như thế nào là do suy nghĩ của chính người sử dụng, mình không thể quản lý, cấm đoán hay hạn chế được. Vì thế cần sự giáo dục từ ý thức của mỗi người”, bà Tuyên nói.

Bà Tuyên cũng cho rằng nhà trường phải tạo được môi trường giáo dục bình đẳng, dân chủ, và thân thiện, nơi các học sinh có thể nói lên suy nghĩ của mình.

“Việc đối thoại giữa học sinh và giáo viên cần được chú trọng hơn. Nếu học sinh được giải quyết những tâm sự của mình thì sẽ không làm cái việc đăng Facebook như thế. Không nên làm cho học sinh bị cảm thấy là mình không còn cách nào khác để xử lý sự việc ngoài giải tỏa nỗi bức xúc qua mạng xã hội”, bà Tuyên nhận định.

AN NHIÊN - MAI NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Nghị định số 86/2021/NĐ-CP chưa quy định tiêu chí miễn bồi hoàn đối với du học sinh chưa hoàn thành khóa học có lý do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, về sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn.

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Đại học RMIT Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới

Đại học RMIT Việt Nam chào đón giáo sư Scott Thompson-Whiteside trong vai trò tổng giám đốc mới, đánh dấu kỷ niệm 25 năm nhà trường có mặt tại Việt Nam.

Đại học RMIT Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Kiểm sát. Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Công nghiệp và Thương mại Hà Nội.

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar