04/06/2018 11:52 GMT+7

Khi trẻ em là... VIP

LÊ ĐỨC DỤC
LÊ ĐỨC DỤC

TTO - Bản tin ngắn về việc "từ ngày 1-6, trẻ em và người cao tuổi được làm thủ tục ở quầy VIP" của một hãng hàng không có lẽ bị chìm nghỉm đi trong rất nhiều thông tin nóng bỏng trên các trang báo.

Khi trẻ em là... VIP - Ảnh 1.

Nhưng giữa bộn bề những tin không vui, nhất là những câu chuyện bạo hành trẻ em liên tục xảy ra gần đây, thông tin đưa trẻ em lên hàng... VIP lại là tin rất đáng để vui.

Bản tin nhỏ nhưng chứa đựng niềm vui không hề nhỏ, nhất là với những ai từng dắt con cái phải rồng rắn, mệt mỏi trong sự chờ đợi đứng xếp hàng làm thủ tục lên máy bay.

Sự ưu tiên này trước đây vốn chỉ được dành cho khách VIP, người có công... thì nay trẻ em đã được xếp lên ngang hàng với... VIP.

Thông tin được công bố trong Ngày quốc tế thiếu nhi 1-6 và chương trình chỉ được kéo dài đến hết kỳ nghỉ hè (cuối tháng 8, đầu tháng 9) cũng khiến nhiều người giật mình: Chúng ta có quá nhiều khẩu hiệu về tôn vinh, đề cao việc chăm sóc bảo vệ thiếu nhi như "Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai", "Hãy dành những gì tốt nhất cho trẻ em"... nhưng những câu chuyện thiết thực như bố trí trẻ em và người đi cùng được làm thủ tục ở quầy VIP dường như quá hiếm hoi trong đời sống xã hội lâu nay.

Tháng hành động vì trẻ em ở Việt Nam được triển khai từ 25 năm qua, gắn với sự kiện Ngày quốc tế thiếu nhi 1-6 hằng năm. 

Chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em luôn hướng đến sự an toàn và che chở cho trẻ. Nếu chủ đề của năm 2017 là "Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em" thì chủ đề năm 2018 là "Vì cuộc sống an toàn lành mạnh cho trẻ em".

Sự an toàn với cuộc sống trẻ em giờ đây không chỉ bị đe dọa ở môi trường thực tế, mà cả không gian ảo. 

Bởi thế, một trong những mục tiêu của Tháng hành động vì trẻ em năm nay còn lưu ý đến việc công nghệ thông tin đã làm thay đổi cuộc sống của nhân loại. 

Ở nước ta, hơn 30% số người sử dụng Internet là người chưa thành niên và thanh niên. Môi trường mạng đã và đang tạo ra những rủi ro, nguy hại cho trẻ em nếu không có các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Từ việc ý thức bảo vệ an toàn cho các em trong môi trường thực tế, đến việc lưu tâm sự an toàn của các em bị đe dọa từ không gian mạng cho thấy sự quan tâm của xã hội dành cho các em gần như là trọn vẹn, tuy nhiên thực tế dường như không được như thế. 

Những bản tin đau lòng về đuối nước, về những bất cẩn gây ra cái chết cho trẻ em trong mùa hè chưa bao giờ thiếu vắng trên các trang báo.

Vì vậy, mối quan tâm lớn lao nhất mà xã hội dành cho các em nên được bắt đầu với những câu chuyện cụ thể như chuyện đưa trẻ em thành... VIP của hãng hàng không nọ, dù chỉ là ưu tiên trong việc làm thủ tục. 

Và nếu hãng hàng không này làm được thì sao các hãng khác không làm được? Không chỉ là chuyện ưu tiên thủ tục lên máy bay, câu chuyện nhỏ này xứng đáng để mỗi cơ quan, đơn vị... nên có một hành động cụ thể thể hiện sự ưu tiên cho các em. 

Và sẽ tốt hơn nếu sự ưu ái này được thể hiện suốt 12 tháng trong năm, chứ không chỉ diễn ra trong tháng 6 - tháng được gọi tên là "hành động vì trẻ em".

Hành động, chứ không phải chỉ là lý thuyết và khẩu hiệu!

LÊ ĐỨC DỤC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó bỏ hình phạt tử hình ở 8/18 tội danh là bước tiến, thể hiện tính nhân văn.

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Xung đột Israel - Iran: Hòa bình mong manh

Có thể nói cuộc tấn công của Israel và Mỹ vào Iran đã không đạt được các mục tiêu đề ra, nếu không muốn nói là thất bại.

Xung đột Israel - Iran: Hòa bình mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar