09/11/2012 08:46 GMT+7

Khi ta ngồi cạnh một dòng sông

QUANG KHUÊ
QUANG KHUÊ

TT - Kiếm tìm là việc của tất cả mọi người. An Mi trong Và khi tro bụi của Ðoàn Minh Phượng kiếm tìm chỗ đứng của mình trong thế giới.

Siddhartha trong Câu chuyện dòng sông của Hermann Hesse kiếm tìm con đường đi đến sự nhận biết nhất thể (một là tất cả, tất cả là một). Dưỡng trong Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần kiếm tìm một kẻ khả nghi phản trắc. Toru trong Rừng Na Uy của Haruki Murakami truy đuổi theo dấu hiệu mờ nhạt của một mối tình. Sophie của Jostein Gaarder (Thế giới của Sophie) sống ở một thế giới song song trong sự loay hoay về tồn tại của chính bản thân mình.

Phóng to
Bìa bản tiếng Việt các cuốn Câu chuyện dòng sông của Hermann Hesse Ảnh: Q.K.

Dường như mọi cuốn sách đều là những cuộc kiếm tìm, theo dấu và săn đuổi bất tận. Có những sự tìm kiếm hào nhoáng, cũng có những sự tìm kiếm ti tiện và hèn hạ, chỉ duy nhịp đập chậm rãi của lòng ham, của một chút hormone chảy trong huyết quản kích thích mọi hành động là không thay đổi.

Tôi đọc Siddhartha (*) của Hermann Hesse để biết cho tới khi ngừng kiếm tìm thì ta mới hết khổ đau. Nhưng để đạt đến điều đó, không thể không trải qua những hành trình đi qua mọi thứ: sự phù phiếm, hoan lạc, giàu sang, nghèo khổ, sức kháng cự của tình yêu, hành trình nhận thức cái chết, sự mất mát và thương yêu... Không còn cách nào khác. Một con đường đi tắt là bất khả!

Nghĩa là chúng ta không thể nhận ra "trí huệ" bằng cách học qua người khác. Ðúng kiểu khoa học thực nghiệm, Hesse đó, đúng kiểu trăm nghe không bằng mắt thấy, trăm thấy không bằng một sờ. Ðúng kiểu tôi nghĩ về cuộc sống. Không có khóa học nào là hữu ích cho những kẻ săn dấu cuộc sống, chỉ có đi tìm bằng chính sức lực của mình, duy nhất điều đó là có ý nghĩa thôi.

Khi Siddhartha đắm chìm trong mọi cảm xúc của cuộc sống, một phần trong anh khô héo đi. Nhưng cái mầm của sự thấu hiểu dần dần lớn lên. Nhờ trải nghiệm mọi thứ, nhờ biết đau khổ và yêu thương, biết khinh ghét và tôn sùng, nhẫn nhịn và bộc phát, mà trái tim anh rộng mở. Như một dòng sông, đứng yên một chỗ nhưng chảy mãi không ngừng...

Siddhartha nói với chúng ta biết yêu thương hiện tại. Yêu thương một hòn đá như vốn có của nó. Yêu thương sự hai mặt của cuộc sống, coi cuộc đời như một hiển hiện bền vững, như một sự hoàn hảo của vạn vật. Nghĩa là đến sự sai lầm cũng có điều đáng yêu, đến nỗi buồn cũng có nét xinh xắn, và sự chết không có gì phải buồn. Siddhartha dạy chúng ta dũng cảm đón nhận. Và dòng sông vẫn chảy mãi, không than vãn, không khóc thương, chỉ có một tiếng "Om" huyền diệu.

Nhưng Siddhartha cũng nói với chúng ta hoài nghi. Hoài nghi để cảm nhận và thấu hiểu. Vì thế cho nên đọc là một chuyện, tin theo hay không, làm theo hay bỏ xó mọi điều dạy dỗ là ở chúng ta. Có trải qua mới có thấu hiểu. Và chẳng ai có thể sống cuộc đời của người khác, nhận sự thấu hiểu của người khác như một ban phát đầy ân huệ.

Khó ở chỗ, chẳng phải ai cũng có thể im lặng mà tồn tại, và sống sót.

(*) Bản dịch của Lê Chu Cầu, Nhã Nam và NXB Văn Học ấn hành; bản dịch của Phùng Khánh - Phùng Thăng do NXB Văn Hóa Sài Gòn ấn hành có tên quen thuộc là Câu chuyện dòng sông).

QUANG KHUÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba nàng lính ngự lâm

TT - Nhà văn Nguyễn Đình Tú vừa gây bất ngờ cho độc giả khi lần đầu tiên ra mắt tập truyện viết cho thiếu nhi: Ba nàng lính ngự lâm (NXB Kim Đồng).

Ba nàng lính ngự lâm

Khi hồn người mất nơi trú ẩn

TTCT - Nếu đời thật không cho người ta đủ cơ hội để giãi bày thì tiểu thuyết đem cơ hội đó đến một cách trọn vẹn, bởi tiểu thuyết là một sắp đặt cho phép người đọc lặn lội vào bao nhiêu cuộc đời khác, lắng nghe những lay động trong tâm can mình khởi phát từ số phận của nhân vật.

Khi hồn người mất nơi trú ẩn

Nhìn từ một Sài Gòn tận tụy

TT - Cái tên sách nghe lạ: Từ Dòn Mé Sán đến... Chỉ vậy thôi, nhưng mỗi bài tạp bút mà nhà xuất bản giới thiệu là “ghi chép của Lý Lan” trong tập sách này có thể cuốn hút bất kỳ ai nếu đã lật ra với một chút tò mò: sách viết chuyện gì vậy?

Nhìn từ một Sài Gòn tận tụy

Tri thức giúp ta củng cố niềm tin

TT - “Hương có một thói quen, không biết là tốt hay xấu, là thường mua rất nhiều sách cùng băng đĩa nhưng lại không đọc và thưởng thức hết.

Tri thức giúp ta củng cố niềm tin

Những người "tự cứu"

TT - Trước quá nhiều bất cập của việc lập hồ sơ, công nhận, quản lý, trùng tu, tôn tạo di tích hiện nay, nhiều người cảm thấy thật sự chán nản, họ bàn nhau tìm cách tự cứu di tích quê mình theo kiểu “còn nước còn tát”.

Những người

Đời tôi - giữa hồi ức và lịch sử

TTO - Liệu có thể chiêm ngắm vũ trụ thông qua một giọt nước, liệu có thể nắm bắt được diễn trình của lịch sử bằng câu chuyện của một cá nhân riêng lẻ trong muôn triệu người?

Đời tôi - giữa hồi ức và lịch sử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar