19/11/2015 13:00 GMT+7

"Sông Bạch Đằng từ xưa đã nhuộm đỏ máu quân xâm lược"

LÊ VINH QUỐC
LÊ VINH QUỐC

TTO - Người Việt trọng nhân nghĩa, yêu hòa bình không bao giờ muốn có chiến tranh. Vì vậy, sau mỗi lần đánh bại quân xâm lược phương Bắc, các triều đại nước ta lại tìm cách tái lập bang giao bình thường bằng một kế sách mềm dẻo vô cùng sáng suốt được gọi là “Trong Đế ngoài Vương”.

Tượng đài Hoàng đế Quang Trung tại Quy Nhơn, Bình Định - Ảnh tư liệu

Giải đáp những thắc mắc của độc giả sau bài viết  "Chữ “Đế” trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”", TS Lê Vinh Quốc vừa gửi đến Tuổi Trẻ Online bài viết mới, lý giải về kế sách "trong Đế ngoài Vương" của các triều đại nước ta.

Sau khi bài Chữ “Đế” trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” được đăng tải trên Tuổi Trẻ Online (14-11-2015), nhiều độc giả đã gửi lời bình chia sẻ với người viết; trong đó có vị thắc mắc: vua ta đã xưng Hoàng đế ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa, sao vẫn thấy có người phải sang Tàu dâng cống phẩm để được thiên tử phong “Vương”?

Xin mời quý vị đọc tiếp bài này để giải đáp câu hỏi đó.

Người Việt yêu hòa bình, sau mỗi lần đánh bại quân xâm lược phương Bắc, các triều đại nước ta lại tìm cách tái lập bang giao bình thường bằng một kế sách mềm dẻo vô cùng sáng suốt được gọi là “Trong Đế ngoài Vương”.

Theo đó, ở trong nước, vua Việt Nam lên ngôi Hoàng đế để khẳng định sự độc lập và bình đẳng hoàn toàn với Hoàng đế nước Tàu; nhưng ở bên ngoài, vua ta nhún nhường chịu nhận chế độ triều cống và tước “Vương” do vua Tàu phong cho như một chư hầu.

Chính sách này không ảnh hưởng gì đến nền độc lập của nước Việt đối với nước Tàu, mà chỉ cho vua Tàu được hưởng “phép thắng lợi tinh thần” với cái danh hão là “bá chủ thiên hạ”, để không có cớ mà gây chiến với ta.

Tại triều đình nước Tàu, khi Hoàng đế nhà Minh muốn hạ nhục nước Việt bằng vế đối “Đồng trụ tích niên đài dĩ lục” (“cột đồng lâu năm rêu đã lên xanh” - ý nói nước Nam phải mãi mãi thần phục Trung Hoa như cây cột đồng của Mã Viện đã áp đặt lâu đời), sứ thần Giang Văn Minh của nhà Lê đã hiên ngang đối đáp: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” (hãy nhớ rằng: sông Bạch Đằng từ xưa đã nhuộm đỏ máu quân xâm lược!).

Nhục nhã vì bị đòn đáp trả đích đáng, vua Tàu hèn hạ giết ngay sứ Việt; nhưng uy danh lẫm liệt của vị sứ thần ấy mãi mãi tượng trưng cho khí phách Việt Nam trước triều đình Bắc quốc.

Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, chỉ có duy nhất một vua nước Nam thực sự cam tâm làm chư hầu cho “thiên triều” để giữ ngai vàng là Lê Chiêu Thống.

Triều đại Tây Sơn đặc biệt thành công trong việc áp dụng kế sách “Trong Đế ngoài Vương”. Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, Hoàng Đế Quang Trung giáng đòn sấm sét quét sạch 20 vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho chủ tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị cùng kẻ bán nước Lê Chiêu Thống phải chạy trối chết qua Ải Nam Quan sang Tàu mà vẫn còn tim đập chân run, làm cả triều đình Mãn Thanh của vua Càn Long hoảng loạn.

Chính lúc đó vua Quang Trung sai sứ chuyển thư cho vua Tàu, bày tỏ sự “thần phục” với “thiên triều” và đề nghị lập lại quan hệ bình thường giữa hai nước.

Hoàng Đế thiên triều mừng rỡ, vội vã mời vua ta sang Tàu hội đàm. Quang Trung cho người đóng giả mình dẫn sứ đoàn 150 người sang bệ kiến vua Tàu. Hoàng Đế Tàu biết là vua giả, nhưng phải ngậm bồ hòn làm ngọt để tiếp đãi linh đình sứ đoàn “vua” ta suốt từ tháng 1 đến tháng 11-1790, tiêu tốn tổng cộng 800.000 lạng bạc, để được quyền phong cho “chư hầu” phía Nam này tước “An Nam Quốc Vương”.

Khi sắc phong Vương được đem về Huế, Hoàng Đế Quang Trung cất nó đi, rồi lại dâng biểu xin thiên tử Càn Long cho kết hôn với công chúa nước Tàu, với điều kiện “vua cha” cắt cho “rể quý” hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây làm quà cưới.

Việc Hoàng Đế Quang Trung đột ngột băng hà khiến kế hoạch của ngài không thành. Nhưng kể từ đó cho đến hàng trăm năm sau, Trung Hoa không dám động binh xâm phạm Đại Việt.

LÊ VINH QUỐC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar