17/04/2025 07:55 GMT+7

Khi phụ nữ 'rối loạn cương'

Đàn ông không thể 'yêu' được nếu 'cậu nhỏ' không cương, hoặc bị rối loạn chức năng cương. Còn phụ nữ thì khác, 'cô bé' không 'cương', chị em phải làm sao? Có phải lúc nào cũng nhắm mắt làm ngơ là ổn?

rối loạn cương - Ảnh 1.

Bác sĩ Phan Chí Thành thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: BSCC

Đây cũng là sự khác biệt cơ bản trong chức năng tình dục của đàn ông và phụ nữ.

Bệnh lý "rối loạn cương" ở nữ giới

Theo bác sĩ Phan Chí Thành, Bệnh viện Phụ sản trung ương, khi đàn ông bị rối loạn cương, chắc chắn anh em sẽ rất rối trí, muốn thăm khám hoặc tìm mọi cách để khắc phục tình trạng này ngay lập tức. Vì nếu không xử trí kịp thời thì việc sinh hoạt rất trắc trở, gần như là không thể vì "trên bảo dưới không nghe".

"Nhưng phụ nữ mà bị rối loạn cương, hay còn gọi là rối loạn hưng phấn thì phần lớn chị em lại… kệ. Thậm chí có không ít chị em bị rối loạn cương mà còn không biết mình bị bệnh này.

Vì ngay cả khi không cương, "cô bé" không tiết chất nhờn thì chị em vẫn có thể cố để quan hệ được, chứ không "bất lực" như đàn ông bị rối loạn cương. Đây chính là lý do khiến bệnh lý rối loạn cương ở phụ nữ bị xem nhẹ", bác sĩ Thành nhận định.

Chuyên gia này cho hay phụ nữ bị rối loạn hưng phấn gây nên tình trạng khô âm đạo, khi quan hệ không tiết được dịch nhờn, gây đau đớn. Đây là bệnh lý của hệ thống mạch máu nói chung, đi trước để báo hiệu các bệnh lý về tim mạch, huyết áp…

Nhiều phụ nữ cho rằng tình trạng khô âm đạo khi "yêu" là do các yếu tố tâm lý, xã hội gây ảnh hưởng đến chu kỳ hoạt động. Từ đó gây ảnh hưởng đến ham muốn, cực khoái. Nhưng thực tế yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ tình dục là hưng phấn và nguyên nhân xuất phát từ yếu tố về thể chất.

"Nhiều chị em có nhu cầu, ham muốn tình dục xuất phát từ tâm lý. Đôi khi vì "chán chồng" nên nhu cầu giảm dần, không còn ham muốn nên khó quan hệ là trường hợp khác.

Thế nhưng đối với rối loạn hưng phấn thì khác, điều này xảy ra kể cả khi chị em có ham muốn, có nhu cầu nhưng không thể kích thích để quan hệ một cách viên mãn. Dù tình cảm vẫn dào dạt nhưng "lực bất tòng tâm" - giống như ở nam giới khi mắc chứng rối loạn cương dương", bác sĩ Thành nêu.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn hưng phấn chủ yếu do vấn đề thể chất, tuổi tác, nội tiết, đặc biệt trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh.

Đối với phụ nữ tuổi trung niên tỉ lệ khô, đau âm đạo khi quan hệ rất phổ biến, chiếm đến 50%. Đây là nguyên nhân chính khiến chị em giảm ham muốn dần dần và gây ra tình trạng giảm ham muốn thứ phát.

Làm sao khắc phục?

Theo bác sĩ Phạm Minh Ngọc - phó giám đốc Trung tâm Y học giới tính Hà Nội, rối loạn hưng phấn hay giảm hưng phấn là một trong những rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới.

Nữ giới có thể gặp tình trạng rối loạn chức năng tình dục khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Các tuyến nhờn ở "cô bé" bị teo nên chế tiết ít hoặc không chế tiết dịch nhờn gây "yêu" đau, đây là yếu tố ngăn cản "chuyện yêu" thành công.

Ước tính trong nhóm 45 - 64 tuổi, cứ 8 người thì 1 người giảm ham muốn, và cứ 15 người thì 1 người gặp rối loạn hưng phấn và khoái cảm. Phụ nữ sau mãn kinh không chỉ gặp một mà thường nhiều rối loạn cùng lúc như 50-65% giảm ham muốn kèm rối loạn hưng phấn, 70% kèm rối loạn "lên đỉnh" và đau tình dục.

Rối loạn tiết dịch ở nữ thường liên quan tình trạng viêm và sự sụt giảm lượng hormone estrogen và progesterone, việc chữa trị hết tình trạng viêm nhiễm cũng như việc bổ sung thêm những thuốc nội tiết này có thể giải quyết được tình trạng "khô hạn" của chị em.

Cần được chỉ định đúng khi dùng liệu pháp nội tiết

Bác sĩ Phạm Minh Ngọc cho biết thêm việc sử dụng liệu pháp nội tiết đảm bảo an toàn và hiệu quả ở phụ nữ mãn kinh nếu chỉ định đúng.

Sau điều trị, nhiều bệnh nhân có cải thiện rõ rệt tình trạng bốc hỏa, giảm căng thẳng, cải thiện sinh lý, da căng bóng, cải thiện trí nhớ, độ tập trung.

Trong một vài trường hợp liệu pháp nội tiết còn phòng ngừa loãng xương, giảm nguy cơ tim mạch, giảm rối loạn tiểu tiện, nhiễm trùng tiết niệu…

Rối loạn cương dương ngày càng tăng

Rối loạn cương dương tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của nam giới và người chung "chăn gối" của họ. Hiện số lượng nam giới mắc bệnh này ngày càng nhiều và có xu hướng trẻ hóa. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar