25/04/2016 08:00 GMT+7

Khi ông Vương chơi bài “song hành”

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TTO - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vừa kết thúc chuyến công du marathon trong ba ngày đến ba nước Brunei, Campuchia và Lào.

Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn (trái) tiếp ông Vương Nghị tại Phnom Penh ngày 22-4 - Ảnh: Reuters

Mục đích là để vận động sự đồng tình với kế sách “song hành” mà Trung Quốc đang “gạ bán”.

Theo kế sách này, (1) giải quyết các tranh chấp qua đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan; (2) “duy trì hòa bình và ổn định” ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi tên Biển Đông của Việt Nam). Trong khi chờ giải quyết, có thể thảo luận và gác lại tranh chấp để cùng thăm dò và phát triển chung, và từ đó xử lý một cách xây dựng các dị biệt.

Ông Vương Nghị không quên kèm theo lời cảnh cáo: “(Nếu) Chống lại cách tiếp cận “song hành” này, lợi ích chung của ASEAN sẽ bị tổn hại hoặc bị một số thành viên ASEAN chiếm đoạt vì lợi ích riêng của họ, đồng thời hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng sẽ bị hủy hoại bởi sự can thiệp của nước ngoài khu vực”.

Không khó hiểu việc ông Vương Nghị ra sức gạ gẫm một số nước ASEAN vào thời điểm mà Tòa trọng tài thường trực quốc tế The Hague sắp sửa đưa ra phán quyết được thiết lập dựa trên Luật biển quốc tế.

Trung Quốc đang hết sức “nhức đầu” vì đơn kiện của Philippines chạm đến yếu huyệt của mình: Philippines “chỉ” yêu cầu tòa làm rõ việc Trung Quốc diễn giải và áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông mà thôi, chứ không đề cập gì đến những tranh chấp chủ quyền; tức tòa sẽ phán quyết xem liệu “đường lưỡi bò” tự vạch ra như thế cũng như việc Trung Quốc đang “làm mưa làm gió” trong cái “đường lưỡi bò” đó có hợp pháp hay không.

Đoán trước phán quyết của tòa, ông Vương Nghị một lần nữa tự bào chữa cho quyết định quay lưng lại tòa án quốc tế của nước ông, qua phát biểu của ông tại Phnom Penh: “Trung Quốc có đầy đủ cơ sở pháp lý để không tham gia hoặc chấp nhận quá trình tài phán (do Philippines) đơn phương khởi xướng...

Vì vậy, Trung Quốc đang thực hiện quyền chính đáng của mình để từ chối một sự tài phán cưỡng ép”. Không ngạc nhiên khi nghe ông hậm hực phát biểu rằng việc Philippines (khi viện dẫn đến tòa án quốc tế) là “cao ngạo chính trị” đồng thời là “một tiền lệ pháp lý”!

Việc Bắc Kinh dứt khoát không tham gia tranh tụng cho thấy: (1) Trung Quốc không tự tin có thể bảo vệ được các lập luận yêu sách “đường lưỡi bò” của mình trước tòa trọng tài thường trực; (2) Trung Quốc rất ái ngại các phán quyết của tòa trọng tài thường trực.

Do lẽ, đúng theo tinh thần luật pháp phổ quát toàn cầu, “luật pháp có khắt khe chăng nữa song đó là luật pháp”, thì Trung Quốc sẽ được xem là thua cuộc và từ đó không có cơ sở gì để áp đặt “đường lưỡi bò”, đánh mất đi ưu thế “lấy thịt đè người” đang có. Và để khỏa lấp “gót chân Achilles” đó, ông Vương Nghị giương lá bài “tiếp cận song hành”.

Lá bài này, do chính Trung Quốc đưa ra từ tháng 8-2014, từng được dành cho cả một phiên thảo luận tại Diễn đàn Bác Ngao năm ngoái với chủ đề “Nam Hải: Tiếp cận song hành và hợp tác cùng thắng lợi”. Đây là kế sách mà nhiều nhà phân tích gọi là “rượu cũ bình mới”.

Nhà nghiên cứu Prashanth Parameswaran từ một năm trước đã phân tích như sau trên tờ The Diplomat: “Cách tiếp cận “song hành” có lợi cho Trung Quốc do nhằm chia rẽ cả ASEAN lẫn các lực lượng tiềm năng có thể đối kháng hành vi của Trung Quốc cũng như các khía cạnh khác của vấn đề Biển Đông...

Cần nhận ra rằng ASEAN chỉ xuất hiện trong vế thứ hai - “duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông” - nhưng lại không có một vai trò nào trong khâu “xử lý các tranh chấp song phương”, vốn đã bị giới hạn ở bốn nước trong ASEAN có tranh chấp...

Điều này sẽ thuận lợi cho Bắc Kinh khi chỉ phải đối phó với từng nước ASEAN một, thay vì với cả tổ chức hoặc một nhóm quốc gia liên quan, đặc biệt khi lực lượng các bên so với Trung Quốc là không cân xứng”.

Đã rõ như ban ngày điểm mạnh, điểm yếu của Trung Quốc: Bắc Kinh cứ khăng khăng cự tuyệt tòa trọng tài thường trực, và nhìn vào thái độ cự tuyệt quyết liệt đó càng thấy sự “nổi lên” của Trung Quốc, cho dù có đến đâu cũng là không đáng mặt anh hào!

Trung Quốc tuyên bố có được “ba nước đồng thuận”!

Ngày 24-4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đã nhất trí với Brunei, Campuchia và Lào rằng tranh chấp lãnh thổ không nên ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN. Đó là kết quả chuyến công du liên tục ba ngày của Ngoại trưởng Vương Nghị.

Theo Reuters, ông Vương Nghị vẫn một mực nói rằng vấn đề Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN nên không thể ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc và ASEAN.

THU ANH

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phép thử bước ngoặt cho Harvard

Ông Trump cấm đại học Harvard tuyển sinh quốc tế, ảnh hưởng 7.000 sinh viên có thị thực hợp pháp. Ngay trong ngày, Harvard đã đệ đơn kiện chính quyền. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Phép thử bước ngoặt cho Harvard

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar