03/06/2014 12:40 GMT+7

Khi nhìn thấy những chỉ số "không bình thường"

BS ĐIỀN HÒA LỄ
BS ĐIỀN HÒA LỄ

TT - Có nên làm xét nghiệm tổng quát trước khi đến bác sĩ? Tại sao xét nghiệm tổng quát bình thường nhưng vẫn bệnh?

Tại sao và tại sao... là những câu hỏi thường gặp của người bệnh và thân nhân. Hi vọng những giải thích sau đây phần nào sẽ giúp người bệnh hiểu vai trò của xét nghiệm để biết nên làm gì khi chẳng may mắc bệnh.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ phải qua các bước:

1- Hỏi bệnh nhân về những triệu chứng đang làm người bệnh khó chịu (từ chuyên môn gọi là khai thác bệnh sử).

2- Khám bệnh để có thể phát hiện những bất thường.

3- Định hướng chẩn đoán.

4- Cho làm xét nghiệm để xác định chẩn đoán.

Trong một số trường hợp, chỉ cần thông qua bước 1 và 2 tức hỏi và khám, bác sĩ đã có thể chẩn đoán được bệnh mà không cần làm xét nghiệm. Trong một số trường hợp khác tùy theo hướng chẩn đoán, bác sĩ sẽ cho làm một hoặc một số xét nghiệm cần thiết. Ví dụ sau khi hỏi và khám bệnh bác sĩ chẩn đoán viêm họng hoặc viêm phế quản thì có thể điều trị ngay mà không cần xét nghiệm hoặc cho xét nghiệm tối thiểu tùy theo nhận định và kinh nghiệm. Với những trường hợp khó hoặc đặc biệt, bác sĩ cần làm nhiều xét nghiệm, trong đó có thể cần đến xét nghiệm kỹ thuật cao và chuyên sâu, thậm chí phải làm đi làm lại nhiều lần.

“Xét nghiệm tổng quát” chỉ có một ý nghĩa rất “tổng quát”, hoàn toàn tùy thuộc... phòng xét nghiệm! Nguyên nhân là có những xét nghiệm không cần thiết cho chẩn đoán trong khi thiếu cái cần cho chẩn đoán. Ngoài ra, có những bệnh biểu hiện bằng những cơn đau tự khỏi như nhức nửa đầu thì không có xét nghiệm nào để chẩn đoán. Một dạng bệnh khác biểu hiện bằng rất nhiều triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, khó thở, nặng ngực, không thèm ăn, không thèm... đủ thứ nhưng làm đủ thứ xét nghiệm cũng đều bình thường. Đó là bệnh trầm cảm.

Phân tích kết quả xét nghiệm là việc của bác sĩ vì có nhiều thông số phức tạp, sự tăng hay giảm, sự dương hay âm tính của những chỉ số sẽ mang ý nghĩa riêng cho từng cá thể với những bệnh lý kèm theo. Do đó người bệnh đừng nên tự làm khổ mình khi nhìn thấy những chỉ số “không bình thường”. Cũng đừng làm khổ và gây “bực mình” cho bác sĩ khi buộc bác sĩ phải giải thích từng thông số “không bình thường” đó. Người bệnh chỉ nên nghe kết quả cuối cùng với những dặn dò của bác sĩ và chỉ nên hỏi những gì chưa rõ về những điều cần làm và không nên làm.

Như vậy, nếu chẳng may mắc bệnh thì nơi cần đến đầu tiên là bác sĩ chứ không phải phòng xét nghiệm.

BS ĐIỀN HÒA LỄ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực từ ngày 1-7 bổ sung một số quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trường hợp nào được hoàn trả tiền?

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Phá đường dây thu gom, giết mổ heo bệnh bán cho chợ, quán ăn, nhà hàng khắp Hà Nội

Hàng tấn heo bệnh được các nghi phạm thu gom, giết mổ trái phép rồi đưa đi tiêu thụ tại nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội.

Phá đường dây thu gom, giết mổ heo bệnh bán cho chợ, quán ăn, nhà hàng khắp Hà Nội

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung.

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, góp phần chia sẻ chi phí y tế, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người dân vẫn còn lúng túng, chưa nắm rõ quyền lợi của mình.

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

'Khai tử' bệnh án giấy có đúng hẹn?

Tính đến cuối tháng 6-2025 mới chỉ hơn 200/1.800 bệnh viện chuyển đổi từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử.

'Khai tử' bệnh án giấy có đúng hẹn?

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar