08/07/2017 16:30 GMT+7

Khi người trẻ yêu điện ảnh theo cách của riêng mình

NGUYỄN TUẤN
NGUYỄN TUẤN

TTO - Thị trường điện ảnh Việt Nam đang sôi động với số lượng phim chiếu rạp lớn, phim Việt được làm rất nhiều, và số lượng rạp đang ngày càng được mở rộng. Đây là điều chưa từng có nếu so với chỉ hai ba năm trước.

Một buổi giao lưu điện ảnh

Điều đó cho thấy nhu cầu thưởng thức điện ảnh đang ngày càng lớn. Chính vì vậy, điện ảnh không chỉ là sân chơi dành cho giới làm phim nữa, mà đã mở rộng thành sân chơi dành cho những người yêu điện ảnh với rất nhiều hình thức khác nhau

Câu lạc bộ điện ảnh của người yêu phim

Có một điều thiếu trong thị trường điện ảnh Việt hôm nay là các nhà phát hành chưa đủ tiềm lực để nhập khẩu về những bộ phim nghệ thuật và chiếu ở một cụm rạp riêng biệt.

Đặc biệt với phim cũ, chúng ta không có cách nào xem ngoài việc lên mạng tải về. Điều này hoàn tác khác ở nước ngoài, nơi những hệ thống rạp chiếu phim theo chủ đề với những phim kinh điển, phim đoạt giải… rất nhiều.  

Còn ở Việt Nam, có thể nói văn hóa xem phim ngoài rạp của Việt Nam mới được hình thành cách đây chục năm nên các nhà phát hành khó mạo hiểm để chấp nhận lỗ khi nhập phim về.

Chính vì vậy, sự ra đời của các câu lạc bộ chiếu phim, quán cà phê chiếu phim là một nhu cầu tất yếu cho một bộ phận không nhỏ những người yêu phim.

Mặc dù vấn đề bản quyền còn nhạy cảm, tuy nhiên, những câu lạc bộ đó tạo ra một sân chơi dành riêng cho những cinephile thực thụ, như Không gian điện ảnh của trung tâm đào tạo tài năng điện ảnh trẻ TPD, câu lạc bộ chiếu phim Cinehood, câu lạc bộ điện ảnh kiến trúc.

Các câu lạc bộ này hoạt động không thường xuyên, tuy nhiên nội dung rất chất lượng, với những phim nghệ thuật theo chủ đề được chọn để trình chiếu. Và cuối mỗi buổi luôn là hình thức nói chuyện với nhau, tạo sự gần gũi, tăng hiểu biết về điện ảnh cho những người tham gia.

Chình nhờ những câu lạc bộ như thế mà những bộ phim kinh điển một thời như Some like It hot, Metropolis, It happens one night mới có cơ hội đến với khán giả Việt trẻ.

Và mô hình đó không chỉ còn gói gọn ở một địa điểm cụ thể, một câu lạc bộ điện ảnh mà còn xuất hiện tại các quán cà phê như một hình thức mới không chỉ có lợi cho kinh doanh, mà còn vì chủ của những quán cà phê đó thực sự yêu thích điện ảnh như quán cà phê Yoko hay Hừng Hoa ở Sài Gòn. Mỗi tuần một lần và phải đăng ký trước nhưng luôn đầy chật người đến xem.

Điều đó cho thấy nhu cầu về điện ảnh là rất lớn, nhưng những sân chơi không chính thống còn quá ít, chúng ta có ít sự lựa chọn, ít có những hoạt động huyên náo, ít có sự giao lưu giữa khán giả và người tổ chức để được thể hiện mình trước bộ phim mà chúng ta cùng xem. 

Hàng loạt fanpage về điện ảnh mở ra, cách thức không còn bó hẹp trong việc cung cấp tin bài cho độc giả nữa, thay vào đó là những buổi sự kiện offline được tổ chức như một cách thức kết nối cộng đồng hiệu quả, thiết thực và cần có.

Các bạn trẻ hào hứng offline điện ảnh xem phim cùng nhau 

Muzu Day - chuỗi sự kiện offline đầy hào hứng 

Muzu là một trong những chuyên trang không chỉ cung cấp cho khán giả một nơi để lấy tin về sự nhộn nhịp của thị trường điện ảnh, còn tạo ra một cộng đồng để những người yêu điện ảnh có thể gặp gỡ nhau.

Như nhân sự kiện ra mắt bộ phim Spiderman: Homecoming, Muzu có tổ chức một buổi offline dành tặng những người hâm mộ các nhân vật của Marvel. Hơn 100 khán giả và khách mời của Muzu đã tham gia trò chơi hỏi - đáp kiến thức về chàng siêu anh hùng nổi tiếng thu hút sự tham gia nhiệt tình của đông đảo khán giả.

Các fan may mắn đã vô cùng phấn khích khi nhận được những phần quà đặc biệt từ chương trình, bao gồm những mô hình người nhện đẹp mắt và truyện tranh Marvel phiên bản gốc.

Khán giả thời gian qua thật sự mà nói vẫn đang thiếu một không gian để chia sẻ và trải nghiệm điện ảnh một cách thực thụ.

"Rõ ràng là mô hình Muzu Day có hiệu quả rõ rệt hơn, vì không chỉ mang đến những bộ phim mới nhất cho khán giả, được trải nghiệm bộ phim ngay tại rạp chiếu với chuẩn cao nhất, mà còn mang đến những chia sẻ về kiến thức điện ảnh nói chung cũng như kiến thức về bộ phim nói riêng giúp cho khán giả nâng tầm hơn về độ hiểu biết của họ về điện ảnh." - nhà thơ Phong Việt nói về sự kiện ra mắt Muzu Day

Việc một website tổ chức một buổi chiếu phim offline không mới nhưng đang trở thành xu thế cần có ở Việt Nam.

Nó giúp khán giả thoát khỏi thói quen bị động là đọc tin do báo chí cung cấp, mà thay vào đó họ có thể gặp gỡ nhau, tương tác và có thể cùng nhau xem một bộ phim mà mình cùng trao đổi và bàn luận, đặc biệt là điện ảnh thị trường vốn chưa được quan tâm đúng mực.

Như vậy, từ các câu lạc bộ điện ảnh, đến quán cà phê, và cuối cùng là những sự kiện offline để gặp gỡ nhau ngoài đời thực của cộng đồng mạng, điện ảnh đang tạo ra sự đa dạng trong thưởng thức dành cho độc giả.

NGUYỄN TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Yadang: Ba mặt lật kèo bóc trần mặt trái của chính trị và nghề buôn ma túy tại Hàn Quốc

Yadang: Ba mặt lật kèo xoay quanh 'yadang' - những người môi giới giữa tội phạm và cơ quan điều tra nhằm cung cấp cho cảnh sát hoặc công tố viên thông tin nội bộ để đổi lấy tiền.

Yadang: Ba mặt lật kèo bóc trần mặt trái của chính trị và nghề buôn ma túy tại Hàn Quốc

Người Việt đâu có 'tàng hình' ở Liên hoan phim Cannes

"Tôi choáng ngợp vì được sống trong không khí điện ảnh hừng hực" - diễn viên Hồ Thu Anh (phim Địa đạo) nói về lần đầu đến Cannes.

Người Việt đâu có 'tàng hình' ở Liên hoan phim Cannes

Chuyện tình đồng tính nam trong The History of Sound khiến khán giả ở Cannes rơi lệ

Thảm đỏ Cannes ngày 21-5 có sự xuất hiện của loạt ngôi sao nổi tiếng như Naomi Campbell, Paul Mescal, 'công chúa Hollywood' Elle Fanning, Hoa hậu Thế giới 1994 Aishwarya Rai Bachchan, Michelle Rodriguez...

Chuyện tình đồng tính nam trong The History of Sound khiến khán giả ở Cannes rơi lệ

Phim mới của Trương Tịnh Nghi thảm bại phòng vé dù cố tận dụng cơn sốt của Na Tra

Dù mang thông điệp ý nghĩa, remake từ kiệt tác Oscar CODA và có sự góp mặt của 'con cưng phòng vé' Trương Tịnh Nghi, Độc nhất vô nhị vẫn trở thành bom xịt đáng thất vọng, nối tiếp chuỗi thất bại của điện ảnh Hoa ngữ thời gian gần đây.

Phim mới của Trương Tịnh Nghi thảm bại phòng vé dù cố tận dụng cơn sốt của Na Tra

Bạo lực tàn khốc, tình dục bạo liệt hội đủ trong top 5 phim gây tranh cãi nhất lịch sử Cannes

Liên hoan phim Cannes từ lâu đã nổi tiếng với việc tôn vinh những tác phẩm điện ảnh táo bạo, mang đậm dấu ấn cá nhân và không ngại đụng chạm đến những chủ đề nhạy cảm.

Bạo lực tàn khốc, tình dục bạo liệt hội đủ trong top 5 phim gây tranh cãi nhất lịch sử Cannes

Johnny Trí Nguyễn: Hậu duệ gia tộc lừng lẫy, chán điện ảnh và không tìm hạnh phúc riêng

Johnny Trí Nguyễn là hậu duệ gia tộc võ thuật và nghệ thuật lừng lẫy. Anh trò chuyện với Tuổi Trẻ về tám năm vắng bóng điện ảnh và không còn tìm kiếm hạnh phúc gia đình riêng.

Johnny Trí Nguyễn: Hậu duệ gia tộc lừng lẫy, chán điện ảnh và không tìm hạnh phúc riêng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar